Cách tính khối lượng bê tông sàn mái

Thứ ba - 19/01/2021 01:04

Có thể nói, việc tính khối lượng bê tông nói chung và cách tính khối lượng bê tông sàn mái nói riêng chỉ đơn thuần là đo kích thước hình học không có gì phức tạp. Tuy nhiên, đối với việc tính khối lượng bê tông sàn mái có nhiều điểm cần chú ý vì khi thi công thực tế vẫn có nhiều sự sai khác nhất định. Cụ thể trong bài viết ngày hôm nay, Nhất Nghệ sẽ hướng dẫn cách tính khối lượng bê tông sàn mái của một công trình xây dựng.

Nguyên nhân và cách khắc phục sự rạn nứt bê tông sàn mái

Với những ai đang muốn đổ bê tông sàn mái hoặc muốn tìm hiểu cách tính khối lượng bê tông sàn mái thì kiến thức đầu tiên nên biết đó là nguyên nhân làm sàn mái bê tông rạn nứt:

ran nut be tong san mai
Nguyên nhân của sự rạn nứt bê tông sàn mái
  • Do điều kiện môi trường: Đây chính là nguyên nhân chính gây ra sự rạn nứt bê tông sàn mái vì sàn mái bê tông là nơi chịu tác động trực tiếp từ khí hậu và thời tiết quanh năm, cụ thể là nắng, mưa. Hậu quả là sau mỗi lần mưa là sàn mái sẽ bị thấm ở góc tường, đọng nước và nhỏ giọt xuống dưới.
  • Do tải trọng : Tải trọng sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sự phân bố vết nứt và bề rộng khe nứt của bê tông sàn mái. Sự phân bố và bề rộng của những khe nứt này phụ thuộc phần lớn vào sự thay đổi momen uốn dọc theo chiều dài của cấu kiện và bề rộng của khe nứt sẽ ứng với suất kéo trung bình có trong cốt thép. 
  • Do dùng sai loại vật liệu chống thấm sàn mái hay những loại vật liệu kém chất lượng.
  • Thi công không đúng cách, kỹ thuật xử lý không đạt yêu cầu. Có thể trong quá trình thi công, chất tải lại nhiều hơn so với tính toán trong thiết kế (chất gạch, xi măng lên trên sàn để xây) hoặc trong quá trình thiết kế không tính đến tải tường hay thiết bị trên sàn.
  • Do nền móng: Do nhà bị xoắn hoặc móng lún không đều giữa các cột.

Dưới đây là những biện pháp giúp bạn có thể khắc phục tình trạng rạn nứt bê tông sàn:

  • Kỹ thuật chống thấm sàn mái bê tông phải hiệu quả và tối ưu.
  • Sử dụng vật liệu chống thấm sàn mái nhà đạt chất lượng và phù hợp với chất liệu bê tông.
  • Nên tiến hành thi công đổ bê tông sàn mái vào thời điểm khô ráo, không mưa bão và không nắng gắt.

Hướng dẫn cách tính khối lượng bê tông sàn mái

Trong cách tính khối lượng bê tông sàn mái trong công trình xây dựng. Người ta thường tính lần lượt từng sàn của các tầng, nếu có sàn mái và áp mái thì tính luôn vào đó, cuối cùng tổng hợp lại. Theo đó, ta có cách tính khối lượng bê tông sàn mái như sau: Tổng diện tích sàn nhân với độ dày sàn tương ứng

khoi luong be tong san mai
Cách tính khối lượng bê tông sàn mái

Thông thường, khi tính khối lượng bê tông sàn mái, người ta không trừ đi dao dầm với mục đích có thể tính nhanh được khối lượng của bê tông. Còn khi nào bóc dầm thì người ta sẽ lấy chiều cao dầm trừ đi cho chiều dày sàn sau. 

Nhất Nghệ - Đơn vị đào tạo kỹ sư đáng tin cậy

Không khó để tìm một đơn vị đào tạo kỹ sư trong thời điểm ngành xây dựng phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Tuy nhiên, việc tìm được một đơn vị đào tạo có uy tín lại là điều không hề dễ dàng. Được biết đến là trung tâm đào tạo kỹ sư uy tín, Nhất Nghệ xứng đáng là cái tên để bạn đặt niềm tin vào. Với cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, bạn không chỉ được hướng dẫn cách tính khối lượng bê tông sàn mái mà còn được trải nghiệm chương trình giảng dạy vô cùng chất lượng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Nhất Nghệ đang nỗ lực từng ngày để có thể cải thiện hệ thống đào tạo sao cho ngày càng chất lượng hơn. Ngoài ra, do có được sự ủy quyền của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới, Nhất Nghệ đã giành được nhiều sự tin cậy của khách hàng trong suốt quá trình hoạt động.

Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn có thể nắm được cách tính khối lượng bê tông sàn mái và biết cách khắc phục tình trạng rạn nứt của bê tông sàn mái một cách hiệu quả.

Tác giả bài viết: Huỳnh Nhất Linh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh – Nhà đào tạo, người truyền cảm hứng cho Kỹ sư Xây dựng. Huỳnh Nhất Linh 17 năm kinh nghiệm hoạt động xây dựng, đào tạo và tư vấn.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây