Sau khi nhận thầu, nhiều trường hợp gói thầu phát sinh khối lượng dẫn tới phát sinh về giá trị thực hiện. Trước khi lập biên bản phát sinh khối lượng các bạn cần phải làm gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
Sau khi đấu thầu và lựa chọn được nhà thầu phù hợp. Những vấn đề phát sinh sau khi ký hợp đồng sẽ nằm trong tầm xử trí của quản lý hợp đồng.
Thông thường các phát sinh khối lượng hay nằm trong các gói thầu xây lắp, sau khi ký hợp đồng và triển khai rất dễ phát sinh khối lượng dẫn tới cần chỉnh hợp đồng, từ đây cũng phát sinh nhiều vấn cần phải giải quyết.
Biên bản phát sinh khối lượng sẽ giúp bạn xác định được cụ thể các yếu tố liên quan đến công tác xây dựng và lý do khiến phát sinh. Thông qua biên bản, chúng ta cũng tránh được những sai sót không đáng có về sau.
Trước khi lập biên bản phát sinh khối lượng các bạn cần tìm hiểu các tình huống phát sinh khối lượng thường gặp nhất hiện nay để có đối sách giải quyết cho phù hợp. Cụ thể:
Ngay từ lúc lập dự toán gói thầu và lập hồ sơ mời thầu người ta thường đã tính sẵn trường hợp này, vì đa số các gói thầu xây lắp đều có phần dự phòng.
Đối với hợp đồng trọn gói: Đơn vị thi công phải tính toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu. Phần chi phí dự phòng đã phân bổ trong giá dự thầu không được tách riêng.
Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định: Loại hợp đồng sẽ điều chỉnh theo đơn giá, do đó khi đánh giá hồ sơ dự thầu thì chi phí dự phòng sẽ không được xem xét, đánh giá để phân loại đơn vị đấu thầu.
Đối với những trường hợp kể trên, nếu việc phát sinh không làm vượt dự toán thì đơn vị thi công hoàn toàn có thể căn cứ vào các hồ sơ pháp lý liên quan để tiến hành ký kết bổ sung khối lượng, giá trị phát sinh vào phụ lục hợp đồng.
Bên cạnh biên bản phát sinh khối lượng thì khi phát sinh vượt giá gói thầu thì lúc đó cần phải lưu tâm đến hai nhóm vấn đề:
Đầu tiên, khối lượng phát sinh có vượt tổng mức đầu tư hay không. Nếu khối lượng phát sinh vượt tổng mức đầu tư thì thủ tục sẽ phức tạp, đầu tiên bạn cần cần điều chỉnh tổng mức đầu tư, thẩm định lại hiệu quả của dự án.
Thứ hai, nếu khối lượng phát sinh không làm vượt tổng mức đầu tư. Vì lý do dự án có nguồn dự phòng trong tổng mức đầu tư, trong trường hợp này bạn chỉ cần điều chỉnh lại cơ cấu trong tổng mức đầu tư.
Khi làm biên bản phát sinh khối lượng các bạn phải biết cách xử lý việc giảm tăng khối lượng phát sinh. Cụ thể:
Bước 1. Phê duyệt phần phát sinh tăng giảm. Phía chủ thầu xây dựng và quản lý công trình phải làm biên bản phát sinh khối lượng và đề xuất phương án xử lý cho chủ đầu tư.
Bước 2: Tiến hành kiểm tra hiện trường: Để đảm bảo tính khách quan, các bên liên quan phải trực tiếp xuống công trình thi công để kiểm tra.
Bước 3: Tiến hành điều chỉnh dự toán và bản vẽ: Đơn vị thiết kế và thi công dự án cần lập dự toán khối lượng phát sinh. Và thiết kế bổ sung phần tăng giảm khối lượng.
Bước 4: Đợi quyết định phê duyệt của sau khi đã báo cáo khối lượng phát sinh, tiến hành ký phụ lục hợp đồng
Bước 5: Đơn vị thi công tiến hành thi công tiếp tục. Sau khi đã làm biên bản phát sinh khối lượng, được nghiệm thu và xử lý.
Bài viết hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu tường tận hơn về biên bản phát sinh khối lượng khi thi công công trình xây dựng. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về xây dựng, các bạn hãy truy cập vào website vncons.edu.vn để cập nhật thông tin cũng như đặt câu hỏi để được giải đáp.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn