Sàn chuyển - dầm chuyển là gì? là một trong những câu hỏi được nhiều người thắc mắc hiện nay, nhất là khi tìm hiểu về phương pháp xây dựng các công trình cao tầng. Vì vậy hôm nay, trong bài viết này, Nhất Nghệ xin gửi tới quý bạn đọc tất cả giải đáp về khái niệm cũng như các thông tin liên quan khác.
Dầm chuyển hay sàn chuyển trong tiếng Anh còn gọi là Transfer Beam, là tên gọi của cấu kiện dầm có tác dụng phân phối lại tải trọng thẳng đứng. Đây được xem là giải pháp để kết cấu cho kiểu nhà cao tầng.
Thực tế cho thấy dầm chuyển có khá nhiều chức năng và vô cùng linh hoạt trong từng trường hợp. Cụ thể là:
Trong một số công trình hỗn hợp, do yêu cầu về không gian ở tầng phía dưới (thường gặp ở các tòa nhà có trung tâm thương mại, hầm xe, hội trường, đại sảnh,....) nên hệ cột ở các tầng dưới có khoảng cách tương đối lớn. Trong khi đó, các tầng căn hộ phía trên yêu cầu kích thước cấu kiện thẳng đứng phải mỏng nên thiết lập hệ vách dài và mỏng hơn. Lúc này, dầm chuyển có chức năng phân phối tải trọng từ các vách về tập trung tại các đỉnh cột.
Trong một số công trình khác, dầm chuyển có vai trò dàn đều tải trọng xuống móng. Lúc này, dưới mỗi chân cột chỉ cần bố trí một cọc, mang lại hiệu quả là trong đài cọc không phát sinh lực chọc thủng và mô men uốn, dẫn tới sẽ tiết kiệm được nhiều loại chi phí thi công.
Sau khi đã tìm hiểu dầm chuyển là gì, việc tiếp theo là cùng phân loại dầm chuyển, bạn nhé! Dầm chuyển được phân loại bằng hai phương pháp chủ yếu là:
Dầm chuyển bằng bê tông cốt thép: Đây là loại dầm chuyển được chế tạo bằng chất liệu bê tông cốt thép, đã được sử dụng từ lâu và phổ biến. Ưu điểm của loại dầm này là vật liệu dễ kiếm, dễ chế tạo, không quá đắt. Tuy nhiên, kích thước của dầm quá lớn và khối lượng lớn nên sẽ chiếm rất nhiều không gian.
Dầm chuyển bằng bê tông cốt thép ứng lực trước: Đây là loại dầm chuyển được chế tạo bằng bê tông kết hợp với cốt thép. Ứng dụng công nghệ bê tông cốt thép ứng lực trước sẽ làm tăng khả năng chịu lực của dầm chuyển. Nó khắc phục được khuyết điểm của dầm chuyển bê tông khi có kích thước nhỏ, hiệu quả kinh tế. Nhược điểm của loại dầm chuyển này là kỹ thuật thi công phức tạp, chưa khắc phục được mặt khối lượng.
Dầm chuyển bằng kết cấu thép là loại thường được sử dụng trong xây dựng dân dụng và cả công nghiệp. Ưu điểm của loại dầm chuyển này là dễ chế tạo, có trọng lượng nhỏ. Tuy nhiên, việc ứng dụng loại dầm này còn phụ thuộc vào điều kiện công trình. Ngoài ra công nghệ để làm nên một kết cấu thép khá phức tạp.
Theo phương pháp thi công tại chỗ: ghép ván khuôn, lắp đặt cốt thép và đổ bê tông ngay tại vị trí thiết kế kết cấu. Vì các cấu kiện liên kết toàn khối nên độ liên kết cao, có độ cứng và khả năng chịu tải trọng lớn. Ngoài ra, với phương pháp thi công tại chỗ thì hình dạng cấu kiện có thể được điều chỉnh theo ý muốn. Nhược điểm của phương pháp này là tốn vật liệu để làm ván khuôn, giàn giáo và còn chịu ảnh hưởng thời tiết.
Theo phương pháp thi công lắp ghép: chế tạo sẵn cấu kiện riêng biệt rồi mang đi lắp ghép tại vị trí thiết kế. Phương pháp này khắc phục được các nhưỡng điểm của phương pháp thi công tại chỗ và còn rút ngắn được thời gian thi công. Tuy nhiên, dầm chuyển loại này thường sẽ có độ cứng không lớn, và phải xử lý các mối nối phức tạp.
Trên đây là các thông tin cần biết về dầm chuyển là gì? mà các bạn có thể tham khảo. Nếu có vấn đề thắc mắc về bài viết cần được giải đáp thì bạn đọc vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua thong tin phía dưới bài viết nhé. Trân trọng!
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn