Hiểu rõ và tìm ra cách xử lý vết nứt trần thạch cao nhanh chóng có vai trò giúp hoàn thiện hiệu quả quá trình thi công các dự án xây dựng. Tuy nhiên, nhiều thợ xây lại chưa biết cách giải quyết các vết nứt khó nhằn như thế nào? Vậy thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây, chúng mình sẽ chỉ cho các bạn đọc vài mẹo xử lý nhanh chóng nhất nhé.
Có nhiều nguyên nhân được chỉ ra có tác động tới việc khiến trần thạch cao bị nứt mà bạn cần lưu ý. Từ đó cân nhắc các biện pháp xử lý phù hợp:
Nguyên nhân chủ quan nhất phụ thuộc vào quá trình thi công. Người thợ đóng vai trò trực tiếp tiến hành xây dựng chính cho công trình. Vì vậy có nhiều nguyên nhân khiến trần thạch cao bị nứt xuất phát từ những lý do: người thợ chưa có nhiều kinh nghiệm trong khi xây dựng và xử lý các sự cố nhanh chóng; sử dụng các vật liệu xử lý không đủ tiêu chuẩn nhất định; xu hướng cắt xén vật liệu để ăn bớt chi phí; vận dụng sai phương pháp khi xử lý vết nứt trần thạch cao,...
Nguyên nhân xuất phát từ vấn đề thời tiết. Bên cạnh sự cố xảy ra trong quá trình xây dựng, vấn đề về thời tiết do độ ẩm, nhiệt độ, gió,... tác động lên mái nhà khiến cho ốp trần thạch cao có dấu hiệu giãn nở hoặc gây nứt nghiêm trọng. Có trường hợp như vậy do trần thạch cao áp sát với mái tôn và ít khi được lắp đặt các biện pháp cách nhiệt hay chống nóng hiệu quả để đề phòng.
Thông thường, cách xử lý vết nứt trần thạch cao hay được áp dụng có thể kể đến dùng keo trám vết nứt chuyên dụng. Cụ thể về phương pháp này như sau:
Thợ xây cần lưu ý lựa chọn chủng loại sản phẩm chất lượng nhằm đảm bảo quá trình xử lý được tiến hành thuận lợi nhất. Một số vật dụng cần chuẩn bị:
Lưới giấy ráp
Bột bả
Sơn màu
Keo silicone
Dao rạch giấy,...
Bước 1: Ở phần thạch cao bị nứt dở, dùng dao rạch rộng một đường dài khoảng từ 3 đến 4mm.
Bước 2: Tiến hành bơm phần keo trám chuyên dụng đã chuẩn bị vào chỗ rạch sẵn. Sau đó, dùng găng tay để miết chỗ keo sao cho mối nối thạch cao bằng với bề mặt trần.
Bước 3: Đợi đến khi chỗ keo vừa miết có dấu hiệu khô lại, người thợ sẽ gắn lưới và dùng bột bả để trám lên. Tiếp tục đợi cho bột trám khô lại, dùng giấy ráp mài cho vị trí mà vừa trám khi nãy mịn và bằng phẳng.
Bước 4: Lúc này khi hoàn tất việc che lấp chỗ nứt, để tăng thêm tính thẩm mỹ, có thể sơn khoảng 3 đến 4 lớp sơn màu lên khu vực vừa trám.
Bước 5: Bên cạnh, người thợ có thể cân nhắc dùng miếng vá trần thạch cao để đem lại hiệu quả cao hơn cho trần nhà.
Khi thi công trần thạch cao cần phải biết rõ các thông số kỹ thuật về tiêu chuẩn khoảng cách khung xương ngày nay:
Thanh chính: Thanh chính hay được gọi là thanh xương cá, cách bố trí thông thường từ 800mm đến 1200mm. Thông số kỹ thuật được khuyên dùng tốt nhất là 800mm.
Bộ phận ty treo: Ty treo thường có khoảng cách từ 800mm đến 1200mm, tối đa khoảng cách từ tường bao đến điểm treo gần nhất là 400mm, đến điểm treo tiếp theo là 1000mm.
Thanh phụ: Khoảng cách bố trí thanh phụ tiêu chuẩn là 406mm, được quyết định dựa theo sự phù hợp định hình với các bước khớp trên thanh xương cá.
Thanh viền tường: Thanh viền tường còn được gọi là V góc và thường có kích thước 25x25mm, có tác dụng liên kết với thạch cao, tường hoặc thanh phụ.
Tổng kết lại, bài viết đã cung cấp các thông tin hữu ích về vấn đề xử lý vết nứt trần thạch cao với các thao tác nhanh chóng, đúng kỹ thuật. Hy vọng rằng sau khi tham khảo, bạn đọc đã có thể thực hiện thành công quá trình thi công các dự án xây dựng.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn