http://nhatnghe.net


Tỷ Lệ Vàng Trong Kiến Trúc Và Ứng Dụng

Nhiều công trình kiến trúc trên thế giới áp dụng tỷ lệ vàng vô cùng thành công. Vậy tỷ lệ vàng trong kiến trúc và ứng dụng của nó là gì? Hãy cùng Nhất Nghệ tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Tỷ lệ vàng trong kiến trúc

Tỷ lệ vàng trong kiến trúc đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp công trình kiến trúc có thêm điểm nhấn cùng tính thẩm mỹ cao. Vậy tỷ lệ vàng trong kiến trúc là gì và ứng dụng của nó ra sao? Hãy cùng Nhất Nghệ khám phá qua bài viết này nhé. 

Tỉ lệ vàng là gì?

Tỷ lệ vàng (The Golden Ratio) có ký hiệu là φ (phi = 1,618) theo bảng chữ cái Hy Lạp, là thuật ngữ toán học, hình học. Tỷ lệ vàng được tuân thủ theo dãy Fibonacci là một dãy số vô hạn, bắt đầu bằng 0 và số 1. Các số tiếp theo bằng tổng của 2 số liền trước cộng lại. 

Thứ tự bắt đầu là: 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34,…(ví dụ: 0+1 = 1, 2+3 = 5…). Đặc biệt, tỷ lệ giữa 2 số liền nhau trong dãy Fibonacci luôn luôn gần bằng với 1,618. Cụ thể: 5/3= 1,66; 8/5= 1,6; 13/8= 1,625… Số càng lớn thì càng tiến gần đến tỷ lệ vàng.

Công thức xác định tỷ lệ vàng

Công thức xác định tỷ lệ vàng

Tỷ lệ vàng được ứng dụng rộng rãi ở đa dạng các lĩnh vực khác nhau. Điển hình như thiết kế kiến trúc, nội thất, nhiếp ảnh, hội họa, sinh học…

Ở khía cạnh hình ảnh, tỷ lệ vàng có dạng đường xoắn ốc (hay đường xoắn ốc Fibonacci, đường xoắn ốc vàng). Tỷ lệ này bắt đầu bởi tập hợp các ô vuông, mỗi ô vuông tương ứng với 8 số liền nhau trong dãy. Tiếp đó, vẽ một cung tròn từ góc của số nhỏ nhất đến góc của số lớn nhất còn lại, tạo ra một đường xoắn ốc cân đối.

Phác thảo tỷ lệ vàng áp dụng trong kiến trúc

Phác thảo tỷ lệ vàng áp dụng trong kiến trúc

Tỷ lệ vàng trong kiến trúc có vai trò gì?

Trong kiến trúc, tỷ lệ vàng thường có dạng hình chữ nhật. Bất kỳ công trình hay vật thể nào có thể chia thành dạng hình chữ nhật và hình vuông đều có thể tạo ra tỷ lệ xấp xỉ 1: 1,618. Bởi chiều dài và chiều rộng của các hình dạng này có thể chia theo tỷ lệ vàng. Hơn nữa, theo lý thuyết, có thể tăng hoặc giảm tỷ lệ cấu trúc mà vẫn duy trì được tỷ lệ vàng.

Theo nguyên lý thiết kế, tỷ lệ vàng đóng vai trò rất quan trọng, quyết định tổng thể cả công trình có cân xứng, hài hòa không. Áp dụng quy tắc tỷ lệ vàng sẽ mang đến cho các tác phẩm thiết kế cảm giác tự nhiên và thoải mái hơn.  

Ứng dụng tỷ lệ vàng trong kiến trúc

Có thể khẳng định rằng, tỷ lệ vàng được ứng dụng trong kiến trúc, mang lại rất nhiều công trình vô cùng bắt mắt, tuyệt đẹp và trường tồn với thời gian. Từ hơn 4000 năm trước, người ta đã biết ứng dụng tỷ lệ vàng vào các công trình lâu đài, tòa nhà… và vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Khi ứng dụng tỷ lệ vàng, các công trình thiết kế luôn được bền chắc, và vững vàng. Điển hình là đền Parthenon (Hy Lạp) - một công trình kiến trúc khởi nguồn cho việc áp dụng tỷ lệ vàng. Đến nay, ngôi đền vẫn luôn đứng vững và là điểm du lịch thú vị cho du khách thập phương đến tham quan.. 

Qua đó, tỷ lệ vàng trong kiến trúc ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Đã có vô vàn các công trình kiến trúc đồ sộ, sừng sững với thời gian nhờ ứng dụng tỷ lệ vàng. Chẳng hạn như: 

  • Đại kim tự tháp Giza, Ai Cập (xây dựng từ năm 2560 TCN), đạt 52,35% tiêu chuẩn tỷ lệ vàng.

  • Nhà Trắng, Mỹ (xây dựng năm 1800), đạt 53,31% chuẩn tỷ lệ vàng.

  • Lâu đài Neuschwanstein, Đức (xây dựng năm 1886), đạt 63,10% tỷ lệ vàng.

  • Đền Taj Mahal, Ấn Độ (xây dựng năm 1653), đạt 67,45% tỷ lệ vàng.

  • Cung điện Osaka, Nhật Bản (hoàn thành năm 1583), đạt 70,38% tỷ lệ vàng.

  • Nhà thờ Thánh Paul, Anh (hoàn thành năm 1710), đạt 72,28% tỷ lệ vàng.

  • Và còn rất nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng khác trên thế giới.

Nhà thờ Thánh Paul, Anh đã ứng dụng tỷ lệ vàng thành công

Nhà thờ Thánh Paul, Anh đã ứng dụng tỷ lệ vàng thành công

Ứng dụng tỷ lệ vàng trong kiến trúc để xác định mối liên kết giữa chiều rộng, chiều cao và kích thước các chi tiết trong công trình. Ví dụ: bậc thang, cột, sân, mái hiên… nhằm mang đến công trình hoàn hảo nhất, hài hoà và cân xứng nhất.

Lưu ý khi ứng dụng tỉ lệ vàng trong kiến trúc

Khi ứng dụng tỷ lệ vàng trong kiến trúc, bên cạnh việc phác thảo thiết kế, tính toán một cách logic, quý vị cần lưu ý một số điểm sau:

Phân chia không gian kiến trúc

Phân chia không gian kiến trúc nên thực hiện theo quy trình các bước để mang lại kết quả tốt nhất. Quy trình cụ thể như sau:

Bước 1: Phân chia không gian kiến trúc thành hai phần: 

  • Phần lớn hơn chiếm ⅔ không gian với các vật dụng chính. 

  • Phần nhỏ hơn chiếm ⅓ không gian với các vật dụng phụ. 

Bước 2: Phân chia không gian theo tỷ lệ ⅔ cho đồ nội thất như kệ, tivi, bàn ghế...  

Phối màu cho không gian kiến trúc

Khi lựa chọn và phối màu cho không gian kiến trúc, quý vị cần áp dụng quy tắc 60-30-10 và tỷ lệ vàng. Nhờ đó, quý vị sẽ lựa chọn màu sắc và phối màu cho không gian trở nên hài hòa hơn bao giờ hết. Thêm vào đó, sự kết hợp giữa các vật dụng cũng cần tính cân xứng sao cho phù hợp với tỷ lệ vàng và quy tắc đã ứng dụng.  

Sự linh hoạt theo từng không gian và tình huống

Trong từng tình huống, quý vị cần có sự khéo léo để xác định con số gần đúng với tỷ lệ vàng. Đồng thời luyện tập để có trực giác nhạy bén cùng đôi mắt tinh tế nhằm đưa ra đánh giá và quyết định thiết kế không gian sao cho hoàn mỹ nhất. Hơn nữa, quý vị có thể điều chỉnh tùy ý một vài chi tiết cho phù hợp với không gian sống.  

Tóm lại, tỷ lệ vàng trong kiến trúc có vai trò vô cùng quan trọng, tạo nên những công trình kiến trúc vững chắc, hài hòa, và logic. Nhờ đó mà vô số công trình kiến trúc đã mang đến những trải nghiệm về thị giác vô cùng độc đáo và cuốn hút.  

>>> Xem thêm: Tiêu Chuẩn Xây Dựng Chung Cư Cao Tầng Mới Nhất 2022

Hy vọng bài viết này sẽ giúp quý vị hiểu hơn về tỷ lệ vàng trong thiết kế và ứng dụng của nó. Đồng thời nắm rõ tầm quan trọng của việc áp dụng tỷ lệ vàng trong đời sống. Quý vị hãy nhanh tay liên hệ ngay đến Nhất Nghệ qua Hotline: 0983 234 949 để được hỗ trợ tư vấn khi có góp ý.

Tác giả bài viết: Thanh Thủy

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây