http://nhatnghe.net


Hướng dẫn cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng

Hiện nay, ngành xây dựng phát triển kéo theo đó là sự phát triển của kỹ thuật móng. Có thể nói, móng là yếu tố quan trọng nhất quyết định độ bền và chắc lượng của công trình. Vậy, bạn đã bao giờ thắc mắc làm cách nào người ta có thể xây dựng được những công trình cao vút chưa? Vâng, đó là hoàn toàn dựa vào kỹ thuật tính toán sức chịu lực của móng. Bài viết sau đây là tổng hợp những thông tin có liên quan đến cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Móng và các thành phần kết cấu cơ bản của một ngôi nhà

Móng là bộ phận quan trọng nhất của ngôi nhà, nó nằm ở phần thấp nhất của công trình (nằm dưới đất) và thường liên kết với các thành phần kết cấu chịu lực của ngôi nhà (tường, cột,...). Móng có chức năng tiếp nhận toàn bộ tải trọng của công trình bên trên và truyền xuống nền đất. 

mong mot ngoi nha
Móng và các thành phần cơ bản của một ngôi nhà

Trước khi tìm hiểu về cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng, bạn cần hiểu thêm một số thành phần kết của ngôi nhà, chẳng hạn như nền đất. Gắn liền với móng nhà chính là nền đất, nó đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận toàn bộ tải trọng và giữ cho ngôi nhà luôn luôn ổn định, không bị nghiêng hay lún. Khả năng chịu tải trọng của nền đất phải lớn hơn lực tác động của tải trọng công trình phía trên thì mới giữ cho công trình được ổn định. 

Có bao nhiêu loại móng và yêu cầu của chúng là gì?

Trong xây dựng, có nhiều hình thức khác nhau để phân loại móng:

  • Phân theo đặc tính của khả năng chịu tải trọng: móng chịu tải trọng động và móng chịu tải trọng tĩnh.
  • Phân theo vật liệu: móng bê tông, cốt thép, gỗ, thép, đá hộc,.... 
  • Phân theo chiều sâu: móng nông và móng sâu.
  • Phân theo độ cứng mà móng có: móng mềm và móng cứng.
mot so loai mong co ban
Một số loại móng cơ bản

 

Đối với phần móng, sự kiên cố, bền lâu, ổn định và đạt hiệu quả kinh tế là những yêu cầu không thể thiếu. Khi xây dựng, phần móng phải được thiết kế sao cho phù hợp với yêu cầu chịu tải trọng của móng thông qua cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng. Bên cạnh đó, phần móng sau khi được xây dựng phải đảm bảo lún đều trong phạm vi cho phép độ lún đã thiết kế, tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng gãy nứt hay trượt,... Để phần móng không bị phá huỷ bởi các tác nhân xâm thực hay nước ngầm, nước mặn,... thì loại vật liệu bạn chọn cho móng phải có khả năng chống lại các tác nhân trên. 

Cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng

Tải trọng trong xây dựng được hiểu là các tác động dưới dạng lực xuất phát từ bên ngoài. Mặt khác, tải trọng chính là trọng lượng mà công trình xây dựng đó phải chịu từ những thành phần kết cấu ở trên. Dưới đây là cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng:

Tải trọng của móng (tấn) = Lực nén theo phương đứng của công trình = Tổng tích sàn (m2) trong phạm vi chịu tải của cột (tức là trong phạm vi 1m2, tải trọng công trình sàn bê tông tương đương 1 tấn/m2)

Để giúp bạn dễ hiểu cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng hơn, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn 1 ví dụ để minh hoạ: Cho 1 nhà ống rộng 5m, nhà có 5 tầng và khoảng cách từ cột này đến cột khác là 5m. Khi đó ta có cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng như sau:

Tải trọng của móng ở những hàng gian ở giữa nhà là: (5/2)x5x5 = 62,5 (tấn). Ngoài ra, móng ở cột góc là (5/2)x(5/2)x5 = 31,25 (tấn)

Thông thường, công thức để tính tải trọng truyền xuống móng sẽ được xác định bởi tải trọng động, tải trọng tĩnh, động đất và gió. Tuy nhiên, việc tính toán tổ hợp này lại mất nhiều thời gian và khá phức tạp.

Như vậy, thông qua bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp thêm cho bạn một số kiến thức liên quan đến khái niệm móng. Mong rằng những thông tin sẽ đem lại cho bạn nhiều kiến thức và sẽ giúp ích được cho bạn trong lĩnh vực này.

Tác giả bài viết: Huỳnh Nhất Linh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây