http://nhatnghe.net


Tìm hiểu những quy định nối thép dầm mà bạn cần biết

Quy định nối thép dầm là như thế nào. Trong bài viết này Nhất nghệ sẽ đi tìm hiểu về vấn đề này để ứng dụng vào công việc.

Trong lĩnh vực xây dựng, vai trò của cốt thép rất quan trọng vì nó là yếu tố quyết định khả năng chịu lực của một cấu kiện kết cấu. Chưa hết, để có thể đảm bảo chiều dài của cốt thép, người ta thường tiến hành công tác nối thép dầm. Do có một số yêu cầu bắt buộc có liên quan đến việc sản xuất, vận chuyển và lắp đặt nên người ta đã đặt ra những quy định nối thép dầm để tránh xảy ra sai sót. 

Bài viết sau đây sẽ chia sẻ một số quy định nối thép dầm mà bạn cần biết khi làm việc ở lĩnh vực này. 

Một số quy định nối thép dầm mà bạn cần biết

Về những quy định nối thép dầm, dựa theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453-1995 về kết cấu bê tông và bê tông toàn khối - quy phạm thi công và nghiệm thu, việc nối thép dầm phải tuân thủ theo các quy định sau đây:

Quy định nối thép dầm đối với phương pháp nối buộc truyền thống:

  • Không được nối thép tại các những vị trí uốn cong hoặc những vị trí phải chịu lực lớn. 
  • Đối với loại thép có gờ thì nhân viên xây dựng phải đảm bảo chúng cùng mặt cắt và không được nối quá 50% lượng thép.
  • Đối với những vị trí phải chịu lực lớn nhất trong dầm, bạn tuyệt đối không được tiến hành nối thép tại những vị trí này để tránh việc bị tuột mối nối gây nguy hiểm cho nhân viên và công trình xây dựng.
thep dam
Nối thép dầm

Việc nối thép dầm được tiến hành bằng những phương pháp nào?

Ở phần trên, chúng ta đã tìm hiểu về những quy định nối thép dầm mà mọi người cần phải tuân thủ. Tiếp theo trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu có những phương pháp nào để tiến hành nối thép dầm. 

Hiện nay, đối với thép dầm nói riêng cũng như những loại thép khác nói chung, người ta có thể thực hiện công tác nối thép bằng những phương pháp cơ bản dưới đây:

Nối thép bằng phương pháp hàn hồ quang

Đây là phương pháp sử dụng que hàn, trong đó có một cực của nguồn điện hàn sẽ được nối trực tiếp với phần cốt thép cần hàn, cực còn lại sẽ được nối với que hàn qua cặp hàn.

Khi cho que hàn chạm vào cốt thép trong một khoảng thời gian nhất định thì sẽ tạo ra tia hồ quang điện. Tia này sản sinh ra nhiệt độ làm nóng chảy que hàn và thép hàn.

Từ đó sinh ra mối nối hàn sau khi dòng điện được ngắt. Phương pháp nối thép bằng hàn hồ quang đa phần phải phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của người thợ hàn. Tuy phương pháp này cho năng xuất cao nhưng nhược điểm chính là gây tốn thép nối.

Nối thép bằng phương pháp buộc thủ công

Đây là phương pháp ứng với quy định nối thép dầm mà chúng ta đã tìm hiểu ở trên. Phương pháp này có thể thực hiện trực tiếp tại công trình xây dựng. Khi cần phải sử dụng thép ở cường độ cao nhưng không thể nào thực hiện bằng phương pháp nối hàn thì bạn nên dùng phương pháp này. 

Người ta thường sẽ tiến hành buộc chồng 2 đầu thanh thép nối lên với nhau để cho mối nối được chắc chắn. Sau đó, người ta sẽ sử dụng thép mềm có đường kính 1mm để buộc thép lại.

Phương pháp nối buộc thủ công này chỉ nên áp dụng cho những kết cấu nằm ngang điển hình như dầm. Và để đảm bảo sự an toàn, phần bê tông phải đạt cường độ thiết kế thì cốt thép nối mới được cho tham gia chịu lực.

thi cong noi thep dam
Thi công nối thép dầm

Nối thép bằng phương pháp hàn điện trở

Đây chính là phương pháp được thực hiện bằng việc lợi dụng nguyên lý khi dòng điện đi qua vật dẫn. Phần nhiệt lượng được sinh ra sẽ tỷ lệ với phần điện trở và bình phương cường độ của dòng điện.

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp hàn điện trở là cho năng suất cao hơn khoảng 3-4 lần. Ngoài ra, giá thành cho mối hàn lại rẻ, không cần tới sắt nối nên có thể giúp tiết kiệm mác thép.

Với những thông tin xoay quanh những quy định nối thép dầm và các phương pháp được dùng để nối thép, chúng tôi hy vọng bạn có thể thực hiện tốt công việc của mình nhờ vào những thông tin bổ ích trên.

Tác giả bài viết: Huỳnh Nhất Linh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây