http://nhatnghe.net


Hướng dẫn việc bảo lãnh tạm ứng hợp đồng xây dựng

Trong hoạt động xây dựng, khái niệm tạm ứng hợp đồng xây dựng luôn là điều mà bất cứ ai làm trong ngành này, nhất là bộ phận kế toán cần phải nắm giữ. Để giúp bạn học hiểu hơn về chủ đề này, hôm nay Nhất Nghệ xin được phép hướng dẫn việc bảo lãnh tạm ứng hợp đồng xây dựng. Mời bạn đọc cùng theo dõi. 

Tạm ứng hợp đồng xây dựng là gì?

Bạn có thể hiểu đó là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước không lãi suất cho bên nhận thầu để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng.

Trên thực tế khi thực hiện các công trình, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng là cần thiết nhưng vẫn chứa đựng rất nhiều rủi ro, đặc biệt khi gặp phải nhà thầu không đủ năng lực. Vì thế, các kinh nghiệm về tài chính trong thực hiện đầu tư là vô cùng cần thiết, nhằm tránh rủi ro cho các đơn vị.

giay de nghi tam ung hop dong
Tạm ứng hợp đồng xây dựng

Quy định tạm ứng hợp đồng xây dựng

Theo ‎điều 18, Nghị định NĐ 37/2015/NĐ-CP về Hợp đồng xây dựng‎ thì:

  • Việc tạm ứng hợp đồng chỉ được thực hiện sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực, riêng đối với hợp đồng thi công xây dựng thì phải có cả kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có) tương ứng với giá trị của từng loại tiền mà các bên đã thỏa thuận.
  • Mức tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng phải được các bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng. Mức tạm ứng và số lần tạm ứng hợp đồng xây dựng phải được ghi cụ thể trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc trong dự thảo hợp đồng xây dựng gửi cho bên nhận thầu để bên nhận thầu làm cơ sở tính toán giá dự thầu, giá đề xuất.

Hướng dẫn việc bảo lãnh tạm ứng hợp đồng xây dựng

Để tạm ứng thực hiện hợp đồng, nhà thầu phải nộp bảo lãnh tạm ứng hợp đồng: 

  • Đối với hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng, trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị và loại tiền tương đương khoản tiền tạm ứng hợp đồng. 
  • Không bắt buộc phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đối với các hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng và các hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện bao gồm cả hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu.
  • Trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì từng thành viên trong liên danh phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng cho từng thành viên, trừ trường hợp các thành viên trong liên danh thỏa thuận để nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo lãnh tạm ứng hợp đồng cho bên giao thầu.
cong trinh xay dung 1
tạm ứng hợp đồng xây dựng

Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi bên giao thầu đã thu hồi hết số tiền tạm ứng. Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm dần tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa các bên.

Mức tạm ứng hợp đồng không được vượt quá quy định của Nghị định 37/2015/NĐ-CP và tiền tạm ứng được thu hồi dần qua các lần thanh toán, mức thu hồi của từng lần do hai bên thống nhất ghi trong hợp đồng nhưng phải bảo đảm tiền tạm ứng được thu hồi hết khi giá trị thanh toán đạt 80% giá hợp đồng đã ký kết. Bên nhận thầu phải sử dụng tạm ứng hợp đồng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả. Nghiêm cấm việc tạm ứng mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích của hợp đồng xây dựng đã ký.

Trên đây là một vài hướng dẫn việc bảo lãnh tạm ứng hợp đồng xây dựng dành cho bạn. Về phía chủ đầu tư, sự lựa chọn nhà thầu có năng lực thật sự để thực hiện dự án là vô cùng quan trọng để không phải xảy ra những rắc rối, kiện tụng sau khi ứng chi phí về sau. Chúc các bạn thành công!

Tác giả bài viết: Huỳnh Nhất Linh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây