http://nhatnghe.net


Quản trị chuỗi cung ứng trong xây dựng là gì, lợi ích quản trị chuỗi cung ứng?-Nhất Nghệ

Chuỗi cung ứng là gì?Lợi ích trong quản trị của chuỗi cung ứng?Sử dụng chuỗi cung ứng trong xây dựng của việt nam?Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này

Ngay từ những năm 1990, nhiều người hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đã chuyển đổi mô hình quản lý từ phương pháp truyền thống sang phương pháp quản trị chuỗi cung ứng trong xây dựng. Bạn đã biết chưa, quản trị chuỗi cung ứng trong xây dựng là gì, nó có những lợi ích nào, có nên sử dụng cho công việc của mình không, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

oid

Quản trị chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng trong xây dựng

“Quản trị chuỗi cung ứng là quản trị một hệ thống/chuỗi/mạng lưới các mối quan hệ trong một tổ chức và giữa các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, cơ sở vật chất cho sản xuất, dịch vụ logistics, marketing và các hệ thống liên quan khác;

để hỗ trợ cho các dòng ngược và xuôi của vật liệu, thiết bị, dịch vụ, tài chính và thông tin từ các nhà cung cấp đầu tiên đến người tiêu dùng cuối cùng với mục tiêu làm tăng giá trị, tối đa hóa lợi nhuận thông qua sự hiệu quả toàn chuỗi và thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng (Stock and Boyer, 2009).”

“Quản trị chuỗi cung ứng trong xây dựng tập trung vào những chiến lược quản trị tinh gọn, cung ứng đúng lúc, đánh giá nhà cung ứng, lựa chọn nhà thầu phụ, quản trị mối quan hệ với nhà thầu phụ và nhà cung cấp, chia sẻ thông tin và quản trị chất lượng dự án.

Trong một dự án xây dựng, chuỗi cung ứng có thể đơn giản được nhìn nhận với chủ đầu tư/khách hàng ở vị trí đầu tiên theo sau bởi các nhà thiết kế, nhà thầu, các nhà thầu chuyên trách/thầu phụ, các nhà cung ứng,… hình thành nên các lớp khác nhau của chuỗi cung ứng xây dựng.

Nhu cầu có thể được nhìn nhận như một dòng chảy trong chuỗi dưới hình thức thông tin như các bản tóm tắt của dự án, bản vẽ, lịch trình tiến độ, thứ tự công việc… với những dòng hàng hóa và nguyên vật liệu lưu thông trong chuỗi cung ứng (McCaffer và Root 2000).”

Lợi ích và thách thức quản trị chuỗi cung ứng trong ngành xây dựng

yuyd

Từ những năm 1990, những người hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đã chuyển dịch mô hình quản lý từ truyền thống sang quản trị chuỗi cung ứng. Quản trị chuỗi cung ứng trong xây dựng mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các nước trên thế giới như:

Tiết kiệm được khá nhiều chi phí, giảm lãng phí.

Nâng cao chất lượng lao động trong ngành xây dựng.

Đảm bảo đúng tiến độ trong quá trình hoàn thành dự án.

Gia tăng sự hài lòng, tin tưởng của khách hàng đối với dự án.

Bên cạnh những lợi ích thiết thực mà nó mang lại, chuỗi cung ứng trong ngành xây dựng cũng tồn tại nhiều thách thức khiến các nước trên thế giới cần phải nhìn nhận chính xác, trong đó có Việt Nam:

Hạn chế việc khai thác, sử dụng phương pháp quản trị chuỗi cung ứng xây dựng tại nhiều nước đang phát triển.

Tách rời sự tham gia của nhiều thành viên trong quá trình xây dựng, từ giai đoạn thiết kế cho đến thi công.

Thiếu sự cam kết, liên kết chuỗi cung ứng, sự tin cậy, chia sẻ thông tin và tinh thần hợp tác giữa hai bên để cùng có lợi.

Sử dụng quản trị chuỗi cung ứng trong xây dựng Việt Nam

Việt Nam là quốc gia đã, đang và sẽ phát triển mạnh ngành xây dựng, đây được xem là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP trong những năm gần đây. Việc sử dụng quản trị chuỗi cung ứng trong xây dựng tại Việt Nam được cho là điều kiện cần thiết để đảm bảo sự phát triển một cách đồng bộ, chuyên nghiệp và phát huy tối đa hiệu quả.

Để phát huy tối đa hiệu quả cũng như phù hợp với thực tiễn ngành xây dựng trong nước, quản trị chuỗi cung ứng cần được thay đổi tư duy, cải tổ tư duy hiện tại. Trong quá trình hợp tác, các bên nên hoạt động dựa trên tinh thần đôi bên cùng có lợi, chia sẻ khó khăn thuận lợi.

Các đơn vị cần đề xuất mô hình quản trị chuỗi cung ứng phù hợp, mô hình trao đổi thông tin chung,... Đồng thời không ngừng thực hiện các chương trình đào tạo với những nội dung phù hợp cho tất các đối tượng thuộc chuỗi cung ứng để phát huy hiệu quả, bền vững, tránh những rủi ro.

Tác giả bài viết: Huỳnh Nhất Linh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây