Tiêu chuẩn gạch ốp lát là quy định chung của Bộ xây dựng nhằm đảm bảo tính an toàn, thẩm mỹ trong quá trình thi công và các tiêu chuẩn khác trong xây dựng. Vậy quy trình thi công và nguyên tắc ốp lát gạch là gì? Hãy cùng Nhất Nghệ tìm hiểu các tiêu chuẩn qua bài viết này nhé.
Tiêu chuẩn gạch ốp lát là quy định về phương pháp xác định kích thước (chiều dài, chiều rộng, chiều dày, độ vuông góc, độ thẳng cạnh, độ phẳng bề mặt) và chất lượng bề mặt của các loại gạch ốp lát. Các yếu tố chính tạo nên tiêu chuẩn gạch ốp lát mà các gia đình nên lưu ý đó là:
Để không gian ngôi nhà trở nên hài hòa và cân xứng, quý vị cần chọn các loại gạch ốp lát có kích thước phù hợp với diện tích nhà ở. Các mẫu gạch ốp lát lớn sẽ tăng sự rộng rãi, thoáng đãng và đem đến sự sang trọng cho ngôi nhà. Tuy nhiên, những ngôi nhà quá nhỏ không nên chọn gạch ốp lát lớn, bởi sẽ tạo cho không gian sống càng trở nên nhỏ hơn.
Nhất Nghệ sẽ gợi ý cho quý vị một số cách chọn kích thước gạch ốp lát theo diện tích sao cho phù hợp cho không gian ngôi nhà ngay dưới đây.
Diện tích phòng nhỏ hơn 18m2 thì nên chọn kích thước gạch 25×40, 30×45.
Diện tích phòng dưới 36m2 nên chọn kích thước gạch 30×60.
Diện tích phòng trên 36m2 có thể chọn kích thước gạch 60×60, 80×80.
Quý vị có thể chọn màu sắc gạch ốp lát dựa theo sở thích, yếu tố phong thuỷ, diện tích nhà ở và độ sáng tự nhiên. Với những không gian nhỏ, hẹp, ánh sáng tự nhiên bị hạn chế, quý vị có thể dùng gạch ốp lát sáng màu. Điều này sẽ tạo sự thông thoáng và rộng rãi hơn cho ngôi nhà. Thêm vào đó, quý vị cần biết cách cân đối màu sắc gạch ốp lát sao cho hài hòa với gạch lát nền và màu sắc trần nhà.
Hiện nay, trên thị trường có hai loại gạch theo tiêu chuẩn gạch ốp lát được sử dụng phổ biến là Granite và Ceramic. Mỗi loại gạch sẽ có đặc tính và ưu điểm riêng, phù hợp với từng không gian khác nhau. Chúng sẽ giúp ngôi nhà của quý vị có thêm điểm nhấn và không gian sống trở nên tươi sáng hơn bao giờ hết.
Đặc biệt, với không gian phòng tắm luôn ẩm ướt và thường xuyên dùng hoá chất tẩy rửa thì chọn hai loại gạch này là vô cùng thích hợp. Chúng có tuổi thọ cao, khó phai màu cùng khả năng chống chịu tác động từ hoá chất và các điều kiện khác rất tốt.
Tiêu chuẩn gạch ốp lát cho từng không gian khác nhau
Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ, màu sắc, kích thước gạch ốp lát cũng có những tiêu chuẩn riêng. Do đó, trước khi chọn gạch, quý vị cần nắm rõ kích thước các loại gạch thông dụng dưới đây để không gian hài hoà và trang nhã.
Gạch lát nền có các tiêu chuẩn kích thước khác nhau ở dạng: hình vuông và hình chữ nhật. Điều này giúp giữ được độ chịu lực và độ bền cao, thích hợp với nhiều không gian đa dạng. Cụ thể:
Kích thước gạch lát nền cỡ nhỏ: 20×20, 30×30. Loại này phù hợp với không gian nhỏ hẹp và khiêm tốn như nhà tắm, ban công, nhà vệ sinh, hành lang…
Kích thước gạch lát nền cỡ trung bình: 40×40, 50×50, 30×60. Loại này có hoa văn đa dạng, phù hợp với không gian vừa phải, tương đối như nhà bếp...
Kích thước gạch lát nền cỡ lớn: 60×60, 80×80, 100×100, 40×80, 60×120… Loại này ứng dụng phổ biến cho phòng khách, nhà hàng, trung tâm thương mại, sảnh lớn…
Gạch ốp tường không cần đảm bảo các tiêu chuẩn về độ chịu lực nên kiểu dáng rất đa dạng. Loại này có thể dùng cho ốp chân tường hay toàn bộ phần tường:
Kích thước gạch ốp tường loại nhỏ: 10×10, 7.5×15, 10×20, 10×30, 7.5×30. Loại này hợp với ốp tường trang trí, tạo điểm nhấn ở nhiều không gian khác nhau.
Kích thước gạch ốp tường loại vừa: 20×20, 25×40, 30×45, 30×60, 40×80. Loại này phù hợp ốp ở các mảng tường chống thấm, bảo vệ tường không bị bong dột.
Kích thước gạch ốp tường loại lớn: 60×120, 80×120. Loại này áp dụng cho các không gian rộng rãi hay các sảnh lớn.
Kích thước gạch ốp chân tường: bao gồm 2 loại:
Kích thước gạch ốp viền chân tường: 12×40, 12×60, 15×60, 15×80…
Kích thước gạch ốp chân tường lửng: 50×86, 60×86, 50×90…
Tiêu chuẩn lựa chọn kích thước gạch ốp lát
Mỗi không gian trong ngôi nhà sẽ có những yêu cầu thi công ốp lát gạch khác nhau. Do vậy, khi thực hiện ốp lát gạch cần có quy trình đúng kỹ thuật riêng.
Khi thi công ốp lát gạch nền, yêu cầu sau khi lát gạch nền phải bằng phẳng, bền, đẹp và sáng bóng. Hãy cùng Nhất Nghệ tìm hiểu quy trình thi công ốp lát gạch nền đúng kỹ thuật qua các bước sau:
Bước 1: Tạo lớp nền cơ sở - Bước quan trọng quyết định độ bền của gạch.
Đầm nền chặt để đảm bảo độ bền cao khi chịu tải sau quá trình thi công.
Vệ sinh sạch sẽ hết rác thải thô, xà bần rồi chuyển xuống trệt và ra sân.
Hút hết bụi trên bề mặt sàn và làm phẳng. Sau đó quét 1 lớp keo mỏng lên mặt sàn để tăng tính kết dính trước khi cán nền.
Bước 2: Kiểm tra bản vẽ thiết kế, xác định điểm bắt đầu thi công và lát gạch nền thẳng hàng hay lát chữ công… đảm bảo hoa văn đều, đẹp, đúng vị trí. Hơn nữa, cần hạn chế các khuyết điểm có thể xảy ra trong quá trình thi công.
Trải keo ốp gạch đã pha theo tiêu chuẩn lên từng viên gạch cần ốp lát.
Nếu kích thước gạch 60x60 trở lên thì dùng hít kính 2 chấu. Thả gạch từ từ vào nơi đã trải keo, rồi hít kính có trụ cây dài cho các loại gạch khổ lớn hơn.
Tiến hành đồng thời các bước cài nêm, kẹp, căn chuẩn, kiểm tra độ khít vào kẽ và ép chặt lại bằng kìm chuyên dụng với lực vừa phải.
Kiểm tra lại thành quả sau khi hoàn tất từng khu vực theo tiêu chuẩn và điều chỉnh lại sao cho phù hợp nếu cần thiết.
Chờ gạch khô cứng trong 4 - 6 tiếng hoặc hơn khi đã hoàn tất quá trình.
Bước 3: Thi công chà ron gạch (hay chít mạch)
Sau khoảng 12 tiếng thi công, gạch đã dính chặt với nền thì sẽ tiến hành chà ron. Nên dùng keo chà ron chống thấm và có màu sắc hài hòa với gạch ốp lát. Tiến hành chít mạch sau khi sàn ốp lát đủ 4 - 6 tiếng để keo phủ bóng toàn diện. Đồng thời giúp tạo ra đường ron sạch, đẹp và bền hơn 10 năm sử dụng.
Bước 4: Làm sạch nền sau khi lát gạch
Khi keo đã khô, tiến hành vệ sinh sạch keo, vữa trên bề mặt, mép và ron gạch. Nên sử dụng máy hút bụi, máy chà sàn chuyên dụng để vệ sinh lại bề mặt sàn gạch.
Quy trình thi công ốp lát gạch nền đúng kỹ thuật
Với thi công ốp lát gạch tường đúng kỹ thuật, cần tuân thủ quy trình các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị các nguyên vật liệu cần thiết để ốp lát gạch tường
Chọn gạch tường không bị lỗi, đúng quy cách, đường nét hoa văn chuẩn thẩm mỹ. Công đoạn này rất quan trọng giúp đem lại tính thẩm mỹ cao sau khi ốp lên tường.
Làm sạch bề mặt tường, bỏ đi những chỗ lồi lõm trên bề mặt tường cần ốp gạch. Bổ sung vữa vào chỗ lõm để bề mặt ốp tường được bằng phẳng. Kiểm tra độ bằng của tường và độ cao từ tường đến nền nhà cần ốp lát. Sau đó, trét vữa, xi măng để sửa lại. Để gạch ốp tường chắc chắn, sau khi ốp cần nương nhẹ mặt ốp khoảng 10 ngày. Dùng thanh tre vót bẹt để loại bỏ các vết vữa bám vào tường.
Bước 2: Căn chỉnh lề tường hài hoà, cân đối
Bước căn chỉnh lề tường sao cho đạt tiêu chuẩn giúp đảm bảo bề mặt tường ốp gạch không bị mất thẩm mỹ. Có thể đóng 1 thanh gỗ thẳng để lấy tiêu chuẩn cho mép dưới của gạch. Dùng bút chì đánh dấu chuẩn xác đường mạch của gạch. Sau đó, dùng thước li để căn đường ngang và dây dọi để chặn đường dọc.
Bước 3: Trát vữa hay dùng keo dán mạch của gạch để ốp lên tường
Trát vữa lên tường theo từng mảng có chiều rộng khoảng 0,5m2. Từ điểm bắt đầu lan rộng ra, dùng lưỡi dao phết dán gạch hình lượn sóng để tạo sóng lên vữa. Ốp gạch sao cho vữa trào lên trong khe tường.
Bước 4: Dùng ke mạch để ốp gạch lên tường
Dùng ke mạch để định vị vị trí khoảng cách ron giữa hai viên gạch gần nhau, độ dày khoảng 1mm và 1,5mm. Trét keo đúng ke mạch ốp gạch, không để hở chỗ nào.
Bước 5: Lau chùi, vệ sinh sạch sẽ bề mặt gạch ốp tường
Tiến hành lau chùi, vệ sinh sạch sẽ bề mặt gạch ốp tường. Nếu vữa chưa khô, lau sạch vữa, keo bám ở bề mặt gạch. Chú ý nhẹ tay để tránh gạch bị vỡ, xước men…
Quy trình thi công ốp lát gạch tường đúng kỹ thuật
Để thi công theo tiêu chuẩn ốp lát gạch cho các không gian trong nhà, quý vị cần lưu ý một số nguyên tắc ốp lát gạch dưới đây.
Vệ sinh sạch sẽ bề mặt của nơi ốp lát. Luôn đảm bảo bề mặt ốp lát bằng phẳng trước khi thi công.
Các viên gạch ốp lát cách nhau khoảng 2 - 3mm. Dùng keo chà ron ở giữa các viên gạch, giúp tính kết dính chắc hơn và các viên gạch khít với nhau. Điều này mang đến tính thẩm mỹ cao cho nền gạch.
Có thể chọn keo dán gạch, xi măng, vữa để làm chất kết dính các viên gạch với mặt phẳng dùng để ốp hay lát.
Căn chỉnh các viên gạch sao cho khoảng cách đều nhau và không bị xô lệch.
Nên đợi sau khoảng 6 - 8 tiếng hoặc để qua đêm mới chà ron gạch ốp lát. Điều này giúp bề mặt gạch bền chắc hơn.
Tiến hành chà ron 2 lần sẽ giúp gạch kết dính chắc chắn và bền đẹp hơn.
Khi dùng keo chà ron hay keo dán gạch, nếu bị dính ra nền, sàn, cần dùng khăn sạch để lau ngay. Nếu để keo khô cứng lại thì sẽ rất khó tẩy sạch.
Nên chọn nước lau sàn chuyên dụng hay nước sạch lau bề mặt gạch. Không nên dùng nước có chất tẩy rửa mạnh sẽ làm hỏng bề mặt gạch.
Nên dùng thêm các chất phụ gia chống thấm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất sẽ giúp tăng độ bền cho nền gạch.
Sau khi hoàn thiện thi công ốp lát, không nên sử dụng ngay.
Nếu dùng vữa, xi măng thì sau 3 giờ mới được sử dụng.
Nếu dùng keo dán gạch thì sau 24 giờ mới được sử dụng.
Tác giả bài viết: Thanh Thủy
Ý kiến bạn đọc