Để xây dựng một ngôi nhà mới trên nền nhà cũ, việc đầu tiên cần làm là phá dỡ khung nhà cũ, giữ lại những phần còn dùng được (nếu có). Công việc này tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không có biện pháp thi công phá dỡ phù hợp, yếu tố an toàn sẽ không được bảo đảm.
Giới thiệu các biện pháp thi công phá dỡ nhà
Hiện nay, có 2 biện pháp thi công phá dỡ chính được nhiều người lựa chọn:
Biện pháp thi công phá dỡ nhà thủ công
Biện pháp thi công phá dỡ nhà thủ công đúng như chính tên gọi của nó, tất cả quy trình được thực hiện bằng sức của con người mà không dùng đến thiết bị máy móc. Theo đó, những người thợ hoặc chính gia đình của gia chủ sẽ phá dỡ nhà cũ bằng các thiết bị, máy móc, dụng cụ như búa điện cầm tay, máy khoan cầm tay,...
Ưu điểm: Biện pháp này được áp dụng phổ biến cho nhà dân dụng, các công trình có diện tích nhỏ, hẹp, lối vào bị hạn chế không gian, những ngôi nhà cao tầng mà xe cơ giới không thể với lên được và cũng không vào được như ngóc, hẻm, ngách…
Nhược điểm: Biện pháp thi công phá dỡ nhà thủ công nhìn đơn giản vậy nhưng lại tốn rất nhiều thời gian cũng như công sức của con người, hiệu quả san bằng mặt bằng cũng không được đảm bảo 100%.
Biện pháp thi công phá dỡ nhà bằng cơ giới
Tất cả các quy trình phá dỡ nhà bằng cơ giới sẽ sử dụng các loại xe cơ giới như xe máy xúc cỡ lớn có đầu phá bê tông, đầu bóp bê tông,… để phá dỡ công trình từ trên xuống dưới.
Ưu điểm: Biện pháp này áp dụng hiệu quả cho các công trình lớn, những dự án ở những nơi đất rộng, đường vào thông thoáng, tiết kiệm thời gian và công sức cho con người.
Nhược điểm: Để thực hiện biện pháp thi công phá dỡ nhà này thì nhà thầu bắt buộc phải xin giấy phép thi công phá dỡ cũng như kinh phí có phần cao hơn hẳn so với biện pháp truyền thống.
Quy tắc an toàn trong thi công phá dỡ nhà
Trong quá trình áp dụng các biện pháp thi công phá dỡ nhà, rất có khả năng xuất hiện những nguy hiểm, tai nạn như: bị công trình đè, ngã từ trên cao, tai nạn điện, hít nhiều bụi bẩn,... Do đó, để đảm bảo an toàn lao động, việc tuân thủ theo những quy tắc khi thi công phá dỡ là vô cùng an trọng.
Bắt buộc phải tiến hành khảo sát, đánh giá tình trạng của nền, móng, tường cột, dầm, sàn trần… trước khi bước vào quá trình phá dỡ.
Đảm bảo hệ thống điện an toàn để phục vụ thi công an toàn.
Khu vực tháo dỡ phải có rào ngăn và biển cấm người qua lại, đặc biệt là khi phá dỡ công trình bằng cơ giới.
Chuẩn bị biện pháp chống đỡ các kết cấu có khả năng sụp đổ bất ngờ.
Không tiến hành thi công phá dỡ khi gió từ cấp 5 trở lên hoặc thời tiết quá xấu, mưa bão.
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, khi tiến hành các biện pháp thi công phá dỡ nhà bạn cần lưu ý:
Không giật đổ tường lên sàn
Không phá ống khói, tường gạch bằng cách đục ở chân tường
Chuẩn bị biện pháp đề phòng những bộ phận còn lại bị sập khi cắt các phần của công trình ra thành những phần nhỏ.
Dùng giàn giáo trong trường hợp tháo dỡ ô văng hoặc các bộ phận ở trên cao.
Máy dùng để tháo dỡ phải đặt ngoài phạm vi sạt lở công trình.
Tuyệt đối không để các tổ đội cùng thi công phá dỡ cùng lúc 2 công trình trên một phương thẳng đứng.
Khi thi công phá dỡ nhà cao tầng hoặc khu vực trên cao bắt buộc công nhân phải mang đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ, phải có dây treo an toàn các thiết bị cầm tay để tránh tình trạng dụng cụ rơi từ trên cao xuống.
Cán bộ kỹ thuật phải thường xuyên theo dõi, giám sát quá trình phá dỡ.
Việc đẩy nhanh tiến độ công trình là điều tốt. Tuy nhiên, khi thực hiện các biện pháp thi công phá dỡ luôn cần đảm bảo yếu tố an toàn, đúng quy định và luật pháp. Hy vọng những thông tin mà Nhất Nghệ mang đến qua bài viết sẽ giúp bạn trong công việc và cuộc sống.
Tác giả bài viết: Huỳnh Nhất Linh
Ý kiến bạn đọc
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh – Nhà đào tạo, người truyền cảm hứng cho Kỹ sư Xây dựng. Huỳnh Nhất Linh 17 năm kinh nghiệm hoạt động xây dựng, đào tạo và tư vấn.