Bê tông được biết đến là một vật liệu dùng trong lĩnh vực xây dựng được tạo thành từ hỗn hợp xi măng, cát (cốt liệu mịn) và cốt liệu thô và nước, sau đó được làm cứng theo thời gian. Bê tông được áp dụng nhiều trong xây dựng nhà ở, cầu cống, đường băng, đường quốc lộ,.... Thế nhưng bạn đã bao giờ thắc mắc về khả năng chịu nén của bê tông chưa? Hãy cùng Nhất Nghệ tìm hiểu cường độ chịu nén của bê tông thông qua bài viết dưới đây.
Trong xây dựng, cường độ chịu nén của bê tông là một trong những tính chất quan trọng để đánh giá chất lượng của bê tông. Nó được hiểu đơn giản là ứng suất nén có thể phá huỷ của bê tông và được tính bằng lực tác động trên một đơn vị diện tích (ví dụ: H/mm2; kg/cm2…).
Có thể nói, cường độ chịu nén của bê tông là một đặc trưng cơ bản nhằm phản ánh khả năng chịu lực của bê tông. Trong vật lý, cường độ chịu nén của bê tông được kí hiệu là B. Chỉ số này chính là giá trị trung bình của cường độ chịu nén tức thời và được đo bằng đơn vị MPa.
Ngoài ra, cường độ chịu nén của bê tông còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy trình thiết kế các thành phần, tổng thời gian nhào trộn của hỗn hợp vật liệu, hàm lượng và chất lượng của những nguyên liệu có trong hỗn hợp chế tạo bê tông, môi trường sản xuất và khai thác bê tông,...
Xi măng chính là thành phần cốt lõi và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hỗn hợp chế tạo bê tông. Do đó, việc đảm bảo chất lượng xi măng sao cho tạo ra bê tông có độ kết dính cao và nhanh đông cứng là điều vô cùng quan trọng.
Nhân tố thứ hai gây ảnh hưởng đến cường độ chịu nén của bê tông chính là độ sạch của các thành phần nguyên liệu. Các nguyên liệu như nước, cát, đá,.... trong hỗn hợp tạo bê tông phải được đảm bảo sạch sẽ vì chúng có vai trò làm tăng hoặc giảm độ kết dính của bê tông và cũng gây ảnh hưởng đến cường độ chịu nén của bê tông.
Được biết, muốn tạo ra một khối bê tông có cường độ chịu nén cao thì tỷ lệ pha trộn hỗn hợp nguyên liệu không được quá ít hoặc quá nhiều, tỷ lệ này phải được đảm bảo không dưới 0.3. Nếu tỷ lệ pha trộn được đảm bảo đồng nghĩa với việc cường độ chịu nén của bê tông cũng sẽ được tăng lên đáng kể.
Thông thường, khi trộn hỗn hợp tạo bê tông, người ta sẽ pha thêm một số chất phụ gia bê tông khác vào. Đương nhiên những chất này cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc làm tăng cường độ chịu nén của bê tông. Chính vì thế, các chất này cần được lựa chọn kỹ lưỡng trong quá trình trộn hỗn hợp tạo bê tông.
Bởi vì bê tông là một loại vật liệu nhựa ở trạng thái tươi nên nó có thể được đúc thành bất kỳ hình dạng nào. Tuỳ vào hình dạng cũng như kích cỡ của các ván khuôn mà bê tông được đúc ra sẽ có hình dạng cũng như khác nhau như hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn,...
Ngày nay, có nhiều loại bê tông được sản xuất để xây dựng các tòa nhà và công trình lớn. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải sử dụng loại bê tông có những tính chất và tính năng đặc biệt nhằm cải thiện chất lượng xây dựng theo yêu cầu của chủ sở hữu.
Thông thường, người ta hay dùng xi măng Portland để sản xuất ra bê tông. Tuỳ vào mỗi công trình mà chúng ta có thể tạo ra những loại bê tông có hình dạng và cường độ chịu nén của bê tông khác nhau. Ngoài ra, để cải thiện tính chất vật lý của hỗn hợp tạo bê tông ướt hoặc vật liệu thành phẩm, người ta hay cho vào hỗn hợp các chất phụ gia như pozzolans hoặc chất siêu dẻo.
Tác giả bài viết: Huỳnh Nhất Linh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn