Giải thích định mức hao hụt bê tông đối với công tác thi công xây dựng

Thứ ba - 19/01/2021 23:01

Trong lĩnh vực xây dựng, có thể bạn đã nghe qua khái niệm định mức hao hụt bê tông. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu ý nghĩa của khái niệm này. Đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đóng vai trò quyết định phần lớn đến chất lượng của công trình. Vậy, thế nào là định mức hao hụt bê tông? Làm thế nào để có thể hạn chế độ hao hụt khi đổ bê tông? Chúng tôi sẽ giải thích cho bạn đọc rõ về điều này trong bài viết sau đây.

Thế nào là định mức hao hụt bê tông?

Trước khi tìm hiểu định mức hao hụt bê tông. Chúng tôi sẽ giải thích cho bạn bê tông là gì. Bê tông là một loại hỗn hợp bao gồm đá, xi măng, cốt liệu cát và nước. Bê tông được được ứng dụng rất phổ biến trong các công trình xây dựng.

Vậy, thế nào là định mức hao hụt bê tông? Khái niệm này được hiểu chính là mức hao hụt của các vật liệu cấu tạo nên nó. Điển hình là cát đá, vật liệu xi măng và trong quá trình vận chuyển đổ bê tông. Định mức sử dụng bê tông trong xây dựng là định mức kinh tế - kỹ thuật quy định về mức độ hao phí của bê tông.

Theo các chuyên gia làm việc trong ngành xây dựng, hệ số hao hụt bê tông thường được ước tính dựa theo khối lượng gốc:

  • Bê tông đổ tại chỗ bằng máy có định mức hao hụt bê tông là 1.5%
  • Bê tông được đổ tại chỗ bằng phương pháp thủ công có mức hao hụt là 2.5%
  • Định mức hao hụt của bê tông được đúc sẵn là 1.5%
  • Bê tông đổ tại chỗ cọc khoan nhồi có mức hao hụt là 10%
dinh muc hao hut be tong
Định mức hao hụt bê tông

Chia sẻ một số kinh nghiệm hạn chế hao hụt khi đổ bê tông

Trong suốt quá trình tiến hành thi công có thể xảy ra rất nhiều rủi ro về định mức hao hụt bê tông. Do đó, chúng tôi muốn chia sẻ cho đọc giả một số kinh nghiệm giúp hạn chế hao hụt khi đổ bê tông.

Cần chú ý đến chiều cao rơi của bê tông

Chiều cao rơi của bê tông cần được chú ý và phải có số liệu đạt chuẩn để hạn chế tối đa độ hao hụt khi đổ bê tông tươi. Theo đó, để hạn chế định mức hao hụt bê tông, các chuyên gia đã khuyến cáo rằng “chỉ nên để chiều cao rơi tự do của bê tông là <= 1.5m”. Mục đích của yêu cầu này là để bê tông không bị phân tầng trong quá trình đổ.

Kiểm tra tổng quát khung bê tông

Trước khi tiến hành công tác thi công, người thợ cần kiểm tra tổng quát khung bê tông. Việc này giúp ta có thể điều chỉnh sự thay đổi về khung bê tông dễ dàng hơn so với việc điều chỉnh khung sau khi đã đổ bê tông. Ngoài ra, việc này còn giúp đảm bảo được tính an toàn cũng như toàn vẹn chất lượng cho công trình. 

Hiện nay, việc kiểm tra khung bê tông trước khi tiến hành thi công đã được tiến hành bằng máy ở nhiều nơi. Qua đó chứng tỏ nước ta đã có nhiều tiến bộ về công nghệ trong ngành xây dựng.

Chú ý về thời gian đổ bê tông

Khoảng thời gian đổ bê tông cũng là một trong các yếu tố quan trọng giúp hạn chế định mức hao hụt bê tông. Cụ thể, khoảng cách về thời gian đổ bê tông của xe trước và xe sau thường cách nhau dưới 30 phút. Đây là thời gian hợp lý nhất để người thợ đảm bảo chất lượng của bề mặt bê tông cũng như hạn chế tối đa định mức hao hụt bê tông

Theo đó, mỗi loại bê tông khác nhau sẽ có quy định đổ bê tông khác nhau:

  • Đối với bê tông cột, bạn phải đổ bê tông liên tục và không được ngừng giữa chừng. 
  • Đối với bê tông móng, bạn cần chuẩn bị nền đất cứng trước khi đổ bê tông.
  • Đối với loại bê tông sàn, bạn nên chuẩn bị đầm dùi để đạt được độ dày như ý muốn.

Lưu ý, bạn không nên đổ bê tông khi trời mưa. Trong trường hợp bất đắc dĩ phải đổ bê tông khi trời mưa thì hãy căng bạt để che phần không gian đó và tiến hành kiểm tra hệ thống thoát nước.

Tác giả bài viết: Huỳnh Nhất Linh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh – Nhà đào tạo, người truyền cảm hứng cho Kỹ sư Xây dựng. Huỳnh Nhất Linh 17 năm kinh nghiệm hoạt động xây dựng, đào tạo và tư vấn.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây