Nghiệm thu công trình là việc kiểm định chất lượng mà công trình sau khi hoàn thành xây dựng và đưa vào thực tế. Vì vậy, việc chuẩn bị nội dung tài liệu bao gồm các bảng biểu liên quan từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành dự án, là điều cần thiết với người làm xây dựng. Để biết được trong hồ sơ nghiệm thu bao gồm những gì? Và hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng theo nghị định nào của Chính phủ? Hãy tham khảo ngay những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về công tác chuẩn bị hồ sơ!
Với một bộ hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng đầy đủ thường bao gồm những giấy tờ quan trọng dưới đây:
Danh mục tài liệu khởi công công trình
Lệnh khởi công
Biên bản bàn giao mốc công trình (vị trí, cao độ chuẩn mặt bằng thi công)
Biên bản họp công trường
Phiếu yêu cầu
Biên bản giao nhận hồ sơ
Bản báo cáo nhanh, báo cáo theo tuần và theo tháng
Phiếu chấp thuận/thay đổi vật liệu và thành phẩm xây dựng (nếu có)
Phiếu lấy mẫu vật liệu tại hiện trường
Bảng theo dõi kết quả kiểm nghiệm: bê tông, thép, đất
Chỉ dẫn thi công
Lắp đặt thiết bị chạy thử liên động có tải (phần nước)
Biên bản xử lý kỹ thuật
Chỉ thị công trường
Phiếu kiểm tra công tác sửa chữa
Phiếu yêu cầu nghiệm thu
Nghiệm thu công tác xây dựng: chất lượng cọc BT trước khi đóng, chất lượng cọc BTCT trước khi ép – NB, chất lượng cọc BTCT trước khi ép – CB, chi tiết nối cọc – NB, chi tiết nối cọc – CB, công tác đóng cọc, công tác ép cọc
Báo cáo tổng hợp đóng cọc/ ép cọc
Nghiệm thu công tác xây dựng: công tác hố đào; công tác BT lót (nội bộ nhà thầu); công tác BT lót (giữa các bên); công tác ván khuôn, cốt thép (nội bộ nhà thầu); công tác ván khuôn, cốt thép (giữa các bên); chất lượng BT
Biên bản kiểm tra cao độ hoàn thiện
Nghiệm thu công tác xây dựng: xây tường – NB, tác xây tường – CB
Biên bản nghiệm thu công tác: tô trát – NB; tô trát – CB; tô đá rửa; sơn nước; láng nền; lát nền; ốp gạch; lắp đặt cửa – NB; lắp đặt cửa – CB; dựng trần – NB; dựng trần – CB; gia công cấu kiện thép; lắp dựng cấu kiện thép; công tác lợp mái
Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng
Biên bản nghiệm thu công trình để đưa vào sử dụng
Bảng kê những thay đổi so với thiết kế đã được phê duyệt
Biên bản xác nhận thay đổi thiết kế
Bảng kê những hư hỏng, sai sót; các khiếm khuyết về chất lượng cần được sửa chữa, các công việc chưa hoàn thành
Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng
Biên bản phát sinh
Báo cáo nhanh sự cố công trình
Biên bản nghiệm thu hệ thống điện: đường ống điện, đường dây dẫn điện, bãi tiếp địa, bảng đo điện trở, bảng đo thông mạch dây dẫn
Biên bản nghiệm thu hệ thống nước: đường ống nước, lắp đặt tĩnh thiết bị (phần nước), lắp đặt thiết bị chạy thử đơn động không tải (phần nước), lắp đặt thiết bị chạy thử liên động không tải (phần nước)
Kế hoạch triển khai giám sát
Danh mục hồ sơ khi kết thúc công trình xây dựng
Phiếu kiểm tra bản vẽ trước khi tiến hành thi công
Bảng theo dõi, kiểm tra: vật tư nhập vào công trình, lấy mẫu bê tông tại hiện trường, lấy mẫu thép tại hiện trường
Phiếu trình mẫu vật liệu điện
Các cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định của Pháp luật, cụ thể như sau:
Chủ đầu tư sẽ gửi một bộ hồ sơ đề nghị xem xét công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định 06/2021/NĐ-CP tới cơ quan chuyên môn liên quan tới xây dựng. Thời gian dự kiến là trước 15 ngày với công trình cấp đặc biệt hoặc trước 10 ngày với những công trình còn lại so với ngày chủ đầu tư dự kiến nghiệm thu kết thúc công trình theo quy định Điều 23 Nghị định này.
Trên đây, chúng tôi đã giải đáp những thắc mắc liên quan nhất tới hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng. Hi vọng rằng những thông tin này có thể giúp ích được cho các bạn đọc. Chân thành cảm ơn độc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn