Hướng dẫn cách bố trí thép sàn cho những ai đang cần xây nhà mới

Thứ ba - 19/01/2021 00:48
Bất kể là công trình lớn hay bé, có đầu tư như các chung cư, cao tầng cho đến xây dựng cá nhân như nhà ở, thì việc bố trí thép sàn như thế nào là rất quan trọng. Bởi vì, cách bố trí thép sàn khoa học sẽ quyết định khả năng chịu tải trọng trực tiếp của công trình xây dựng trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, thép sàn sẽ được hệ thống dầm đỡ, mà hệ thống dầm lại có liên quan đến cột và móng. Vì vậy, bài hướng dẫn cách bố trí thép sàn cho những ai đang cần dưới đây là một sự trợ giúp hiệu quả dành cho bạn. 

 

Vai trò của thép sàn trong kết cấu nhà ở

Ai cũng biết sàn nhà là bộ phận nằm ngang đóng vai trò quan trọng trong việc giằng giữ, liên kết với cột, dầm và tường giúp đảm bảo tính ổn định chung cho toàn bộ ngôi nhà. Đối với những ngôi nhà cao tầng, sàn nhà giúp phân chia không gian của nhà thành các tầng lầu khác nhau. 

Vai trò của thép sàn trong kết cấu nhà ở
Vai trò của thép sàn trong kết cấu nhà ở

Ngoài việc phải đóng vai trò liên kết tường, cột, dầm thì sàn còn chịu nhiều trọng lượng khác như đồ gia dụng, con người,.... Bên cạnh đó, sàn nhà có khả năng cách âm và cách nhiệt rất tốt, mang lại không gian sống riêng tư và thoải mái cho các thành viên trong gia đình. 

Sàn nhà nếu được làm bằng những chất liệu chắc chắn như bê tông, gạch, vữa,.... cũng có khả năng chống cháy cực kỳ tốt và chịu được nhiệt độ cao mà không làm biến dạng kết của toàn bộ sàn nhà.

Không nói đến các loại sàn nhà làm bằng gỗ dễ bị hư hại do sâu mọt ăn mòn và mục nát, sàn nhà được làm bằng bê tông cốt thép có khả năng chống bào mòn và chống thấm vô cùng tốt.

Vì thế cho nên, để có được những phút giây sinh hoạt thoải mái và lâu dài bên trong ngôi nhà yêu dấu, các hướng dẫn cách bố trí thép sàn khoa học là điều mà ai cũng cần quan tâm. 

Có mấy cách để bố trí thép sàn?

Hiện nay, có 2 cách bố trí thép sàn được nhiều người lựa chọn. Cụ thể là: 

  • Sàn 1 phương: là dạng sàn thép chịu uốn theo 1 phương (hoặc 2 phương nhưng phương còn lại chịu uốn rất nhỏ). Liên kết có thể là kê lên tường hoặc đổ liền khối với dầm nhưng chỉ ở 1, 2 cạnh đối diện. Do đó, kết cấu chỉ làm việc theo một phương. Tổng tải được truyền trong phương vuông góc với dầm đỡ. 
  • Sàn 2 phương: là dạng sàn thép chịu uốn theo 2 phương, liên kết có thể là kê lên tường hoặc đổ liền khối với dầm, các liên kết với dầm có ở từ 2 cạnh liền kề trở lên. Tải trọng sẽ được truyền tới tất cả các dầm đỡ. 

Có hai cách xác định nội lực của sàn 1 phương hay sàn 2 phương trước khi tiến hành đổ bê tông. 

  • Phương pháp truyền thống: tra bảng xác định nội lực và dựa theo kinh nghiệm. Ưu điểm là đơn giản và an toàn nhưng không thể xác định được nội lực của một số ô sàn phức tạp. 
  • Phương pháp phần tử hữu hạn bằng phần mềm như Sap2000, Etabs, Safe. Ưu điểm của phương pháp này là phản ánh được sự làm việc đồng thời của toàn bộ kết và kinh tế.

Hướng dẫn cách bố trí thép sàn

Hướng dẫn cách bố trí thép sàn
Hướng dẫn cách bố trí thép sàn

Thép sàn có 2 loại chính: 

  • Thép Momen âm: Cốt thép chịu momen âm được bố trí phía trên của bản. Momen âm sẽ gây ra lực kéo cho thớ trên của tiết diện 
  • Thép Momen dương: Cốt thép chịu được bố trí phía dưới của bản. (Ngược lại so với momen âm).

Bước 1: Đầu tiên, bố trí thép ở dưới trước (thép chịu momen dương) và theo cạnh ngắn trước. Sau đó mới tới cạnh dài. Chiều dài neo được tính từ mép dầm và móc xuống các thép. Bạn cần phải đánh dấu ở trên các thanh thép chủ dầm để dễ dàng định vị vị trí.

Bước 2: Tiếp theo, bắt đầu bố trí thép gối (thép chịu momen âm). Chiều dài neo của thép gối bắt đầu tính từ mép dầm cho đến hết chiều dài của thép phải đủ kích thước quy định (Ví dụ: Khoảng 35D).

Bước 3: Bố trí thép cấu tạo để giữ khung. (Ví dụ: Ø8 A200 hoặc A300 đều được). 

Bước 4: Sử dụng các cục kê để tạo lớp bảo vệ bê tông sàn. Cục kê này có thể là đá hoa cương hoặc đá 1-2 có độ dày từ 2,5cm – 3 cm

Bước 5: Bố trí thép ở vị trí 2 thép gối chồng nhau. Đây là bước bắt buộc. Ở giai đoạn này, các thép ở phương ngắn sẽ nằm ở trên.

Chúng tôi hy vọng rằng với hướng dẫn cách bố trí thép sàn ở trên sẽ phần nào giúp ích được các bạn. Chúc các bạn thành công!

Tác giả bài viết: Huỳnh Nhất Linh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh – Nhà đào tạo, người truyền cảm hứng cho Kỹ sư Xây dựng. Huỳnh Nhất Linh 17 năm kinh nghiệm hoạt động xây dựng, đào tạo và tư vấn.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây