Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng chính thức có hiệu lực từ ngày 1/10/2019. Chi phí này cần phải tính đúng, đủ, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật của từng dự án, công trình.
Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng được ban hành ngày 14/8/2019 (Nghị định số 68/2019/NĐ-CP). Theo đó, Nghị định 68 nêu rõ 6 nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng, bao gồm:
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng cần đảm bảo mục tiêu đầu tư, hiệu quả của dự án đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng.Chi phí này cần phải được tính đủ, đúng cho từng dự án công trình, gói thầu xây dựng, yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, kế hoạch thực hiện, mặt bằng giá thị trường tại khu vực công trình và các biến động giá dự kiến trong quá trình đầu tư xây dựng.
Thông qua việc ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật, hướng dẫn các phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư trong xây dựng, Nhà nước sẽ thực hiện quản lý chi phí đầu tư.
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư trong xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án cho đến khi kết thúc, đưa công trình đi vào sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt, bao gồm cả trường hợp tổng mức đầu tư được điều chỉnh theo quy định tại Nghị định số 68/2019/NĐ-CP. Chủ đầu tư cũng được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực để tiến hành lập, thẩm tra và kiểm soát chi phí đầu tư.
Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng được thực hiện dựa trên cơ sở điều kiện, cách thức xác định chi phí đầu tư đã được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư chấp thuận phù hợp với các quy định, hướng dẫn về lập cũng như quản lý chi phí đầu tư xây dựng và trình tự xây dựng.
Đối với những công trình xây dựng mang tính đặc thù (công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp,cấp bách) được áp dụng nguyên tắc, phương pháp xác định chi phí đầu tư xây dựng, hệ thống công cụ định mức, đơn giá xây dựng, chỉ số giá quy định tại nghị định số 68/2019/NĐ-CP để xác định chi phí đầu tư.
Từ đó làm cơ sở để xác định giá trị hình thành tài sản công đối với các công trình này. Thẩm định, phê duyệt chi phí đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng đặc thù tại nghị định quản lý dự án đầu tư về xây dựng.
Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc các chương trình đặc biệt (chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo bền vững, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới) sẽ áp dụng nguyên tắc, phương pháp xác định chi phí đầu tư xây dựng quy định tại nghị định số 68/2019/NĐ-CP, phù hợp với đặc thù,tính chất của công trình thuộc chương trình này.
Trên đây là 6 nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng bạn đọc có thể tham khảo để có cái nhìn khách quan, chân thật hơn về việc quản lý chi tiêu, hoạch định tài chính đối với công tác xây dựng.
Bên cạnh các nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng, còn có rất nhiều vấn đề liên quan khác về luật xây dựng mà bạn đọc nên có sự tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi đi vào hoạt động lĩnh vực mình quan tâm hướng đến. Nếu như không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, bạn có thể nhờ đến các dịch vụ tư vấn pháp luật xây dựng để hiểu rõ hơn.
Với những chia sẻ về các nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư trong hoạt động xây dựng trên đây, chúng tôi hy vọng quý bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc của mình. Đồng thời có được định hướng tương lai phù hợp, nâng tầm hiểu biết, phục vụ tối đa cho công việc và tiết kiệm được nhiều thời gian, tiền bạc và công sức. Xin trân trọng kính chào, cảm ơn và chúc bạn sức khỏe!
Tác giả bài viết: Huỳnh Nhất Linh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn