Đầu tiên, dòng tiền được hiểu là lượng tiền vào và ra của một doanh nghiệp. Khi nói đến dòng tiền, bạn phải biết nó thường có 2 chiều: Dòng tiền đến thông qua hoạt động mua hàng của khách hàng và dòng tiền đi thông qua những chi phí như tiền lương nhân viên, nhập hàng, xuất hàng, chi phí vận hành doanh nghiệp, tiền mạng internet, tiền điện, nước,...
Vậy, quản lý dòng tiền được hiểu như thế nào? Quản lý dòng tiền (hay còn gọi là quản trị dòng tiền) chính là hoạt động hoạch định và tổ chức điều khiển với mục đích cân đối dòng tiền ra - vào, quản lý thu - chi của doanh nghiệp theo yêu cầu của hoạt động của doanh nghiệp, qua đó giúp tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp.
Việc quản lý dòng tiền một cách hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại của một doanh nghiệp. Nó không chỉ là yêu cầu cực kỳ bức thiết khi doanh nghiệp hoạt động mà còn giữ vai trò quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của cả một doanh nghiệp.
Nếu vốn của doanh nghiệp xuất hiện sự dư thừa tiền mặt thì chứng tỏ tiền mặt không được sử dụng đúng lúc và hiệu quả. Điều này còn cho thấy sự yếu kém trong hoạt động quản lý dòng tiền của doanh nghiệp. Ngược lại, sự thiếu hụt tiền mặt ở mức độ nghiêm trọng cũng sẽ gây ra những hậu quả khó lường đối với uy tín và sự tồn tại của doanh nghiệp.
Chính vì thế, việc tổ chức quản lý dòng tiền vào và ra sao cho hiệu quả là điều hết sức cần thiết trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự cân đối và ăn khớp giữa 2 chiều của dòng tiền.
[caption id="attachment_11041" align="aligncenter" width="800"]Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đang mắc kẹt với những món nợ xấu khó đòi do khách hàng gây ra. Nguyên nhân chính là họ đã làm ăn với những đối tượng khách hàng không đủ năng lực thanh toán.
Do đó, đừng vội ký hợp đồng với bất kỳ khách hàng hay đối tác nào mà bạn chưa hiểu rõ về họ. Biện pháp để chọn đúng đối tác và khách hàng đó là: đánh giá năng lực kinh doanh của khách hàng trước khi ký hợp đồng, thiết lập quy chuẩn hóa các quy định thanh toán khi mua bán, ràng buộc khách hàng với các quy định của pháp luật.
Để quản lý dòng tiền hiệu quả, cần dự báo dòng tiền một cách chính xác và thường xuyên để kiểm soát và cân đối giữa dòng tiền vào và ra. Điều này giúp cho doanh nghiệp có đủ tiền để vận hành các hoạt động cơ bản. Kiểm tra và giám sát các khoản nợ, chi phí và tất cả hợp đồng chờ thanh toán. Bên cạnh đó, bạn cũng cần giám sát cẩn thận nguồn tiền đổ vào các dự án vì đây là kẽ hở của chi phí.
Vấn đề giải phóng hàng tồn kho luôn khiến các chủ doanh nghiệp phải đau đầu. Nếu giải quyết được vấn đề này thì nguồn tiền sẽ không bị ứ đọng.
Trước khi sản xuất bạn phải dự đoán nhu cầu của thị trường cũng như số lượng hàng hóa mà doanh nghiệp đó có thể bán ra. Việc giảm thiểu số lượng hàng sản xuất dư thừa có thể giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Đây cũng được xem như là một cách thích hợp để giải phóng dòng tiền và quản lý dòng tiền hiệu quả.
Tác giả bài viết: Huỳnh Nhất Linh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn