Có thể nói, một ngôi nhà không chỉ là nơi che mưa che nắng, mà còn được xem là tài sản giá trị nhất của cả đời người. Có nhiều người mãi đến già mới có thể có cho riêng mình một ngôi nhà. Chính vì quan trọng như thế, hợp đồng xây dựng thể hiện sự bảo vệ của pháp luật luôn được chú trọng. Hợp đồng xây dựng là gì? Những kinh nghiệm quản lý hợp đồng xây dựng nào là hiệu quả nhất? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau.
Để tìm hiểu rõ hơn về kinh nghiệm quản lý hợp đồng xây dựng, trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm của nó. Hợp đồng thi công xây dựng là loại văn bản thỏa thuận giữa chủ nhà/chủ đầu tư và nhà thầu, được ký kết sau khi cả chủ nhà/chủ đầu tư và chủ thầu đã đi đến thống nhất với nhau.
Hợp đồng xây dựng không chỉ là cơ sở thanh toán mà còn là cơ sở giải quyết các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình xây dựng. Chỉ khi tất cả các bên nắm rõ kiến thức và các điều kiện của hợp đồng, quá trình thi công mới diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng, chất lượng.
Nhiều trường hợp chủ nhà gặp rắc rối và bị nhà thầu làm khó trong vấn đề giấy tờ xây dựng hoặc nhà thầu gặp rủi ro trong quá trình thi công vẫn thường xảy ra. Lúc này, hợp đồng xây dựng nhà sẽ là cơ sở căn cứ để giải quyết.
Để việc ký kết hợp đồng được suôn sẻ và không dính phải các điều kiện bất lợi và đạt được sự hài lòng cho cả hai bên, bạn cần cân nhắc những kinh nghiệm quản lý hợp đồng xây dựng sau đây:
Thời điểm ký kết hợp đồng thường là ngay sau khi chủ nhà và nhà thầu đã thống nhất đơn giá, thời gian, địa điểm triển khai việc thi công.
Một lưu ý dành cho bạn là giá trị hợp đồng xây dựng có thể tăng hoặc giảm tùy vào diện tích hay khối lượng thi công phát sinh. Tuy nhiên, đơn giá sẽ theo mẫu quy định chung, hai bên không được sửa đổi nội dung có trong bản hợp đồng.
Kinh nghiệm quản lý hợp đồng xây dựng không thể thiếu là hai bên cần đọc thật kỹ nội dung của bản hợp đồng trước khi đi đến quyết định ký kết. Bên nhà thầu thi công phải ghi rõ tiến độ thi công toàn bộ công trình, tiến độ thi công của từng giai đoạn và cam kết của bên thi công chịu các hình thức phạt khi vi phạm tiến độ thi công theo hợp đồng.
Bên chủ đầu tư cần làm rõ các chi phí phụ trong khi thi công như: chi phí điện nước, chi phí thuê mặt bằng, chi phí xin cấp xây dựng, các loại chi phí phát sinh cho công nhân,....
Các phương tiện, cơ sở hạ tầng, máy móc, hệ thống cốp pha giàn giáo cũng cần được xem xét thật kỹ. Ngoài ra, cần lưu ý các cam kết ràng buộc giữa hai bên, đặc biệt là phần chia sẻ những thiệt hại về kinh tế, những rủi ro trong quá trình thi công thực hiện hợp đồng (nếu có).
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, mỗi khi phát sinh bất kỳ vấn đề gì cần điều chỉnh thì các bên không được tự ý sửa đổi mà phải có sự thảo luận và thỏa thuận trước khi triển khai thực hiện.
Theo kinh nghiệm quản lý hợp đồng xây dựng, quy trình thanh toán nên được quy định chi tiết, linh hoạt dựa trên khối lượng công việc theo hợp đồng và giá thành.
Nếu hai bên không thỏa thuận được tại thời điểm thanh toán thì khối lượng hợp đồng, giá trị khối lượng phát sinh phải được thanh toán tạm theo tính toán của bên giao thầu.
Chi tiết về thủ tục kiểm tra công tác nghiệm thu phải được thể hiện rõ trong hợp đồng, bao gồm: cơ quan thực hiện, thông báo đề nghị kiểm tra, thời điểm kiểm tra, những mục cần kiểm tra ngoài những yêu cầu theo hợp đồng.
Cần tổ chức một hội đồng các chuyên gia có tính độc lập với các bên trong hợp đồng để đánh giá các hư hỏng lớn và khó biết nguyên nhân từ phía nào.
Hy vọng một vài kinh nghiệm quản lý hợp đồng xây dựng sẽ giúp ích được cho bạn. Trân trọng!
Tác giả bài viết: Huỳnh Nhất Linh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn