Như chúng ta đã thấy, móng là một bộ phận được đặt thấp nhất của công trình và cũng là phần kết cấu cuối cùng của ngôi nhà. Chức năng của móng là phải hoàn toàn chịu tải trọng lớn từ công trình thi công.
Chính vì những lý do trên mà khối lượng móng luôn được tính một cách cẩn thận. Do đó, công tác chuẩn bị trước khi tính khối lượng móng cũng được nhà thầu chú trọng. Nếu muốn hiểu biết trước khi tính khối lượng móng cần chuẩn bị những gì thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Để hiểu rõ hơn về công tác chuẩn bị trước khi tính khối lượng móng, chúng ta cần tìm hiểu có những loại móng nào trong thi công xây dựng.
Đây là loại móng nằm riêng lẻ, là một cụm cột đứng sát gần nhau, có tác dụng chịu lực cho công trình xây dựng. Loại móng này có nhiều hình dạng khác nhau, có thể là hình chữ nhật, hình vuông, hình tám cạnh, hình tròn,… Móng đơn có thể là móng kết hợp, móng mềm hoặc móng cứng. Sử dụng móng đơn cho công trình là tiết kiệm nhất.
Móng băng thường có dạng một dải dài, vừa có thể nằm độc lập vừa có thể giao cắt với nhau dựa theo hình chữ thập nhằm nâng đỡ hàng cột hoặc tường. Người ta thường dùng móng băng để xây dựng nhà hơn vì móng băng có độ lún đều và dễ thi công hơn nhiều so với loại móng đơn. Trong xây dựng, móng băng được xem là một loại móng nông.
Móng cọc là một loại móng có cầu tạo gồm cọc và đài cọc, nó được sử dụng để truyền tải trọng của toàn bộ công trình xây dựng xuống phần nền đất tốt nằm sâu ở bên dưới.
Trong quá trình thi công, người ta sẽ đóng hạ những cây cọc này xuống phần đất sâu ở bên dưới, mục đích là làm tăng khả năng chịu tải cho móng. Nếu như ngày xưa người ta thường dùng cọc tre và cọc cừ tràm để gia cố nền đất dưới công trình thì hiện nay, người ta thường dùng cọc bê tông cốt thép hơn vì nó có thể chịu được tải trọng lớn và bền vững hơn 2 loại cọc kia.
Hầu hết các bản vẽ móng đều sử dụng vật liệu chính là bê tông cốt thép. Ưu điểm của chúng là tạo sự gắn kết và chịu lực cao cho toàn bộ công trình. Tuỳ vào khu vực thi công có địa như thế nào cũng như quy mô công trình xây dựng lớn hay nhỏ mà nhà thầu có những bản vẽ móng khác nhau.
Chuẩn bị trước bản vẽ móng, thợ thi công sẽ biết được mình đang sử dụng loại móng nào, tiêu chuẩn của nó ra sao. Đồng thời có thể lựa chọn vật liệu cần thiết và thiết bị sử dụng để thi công.
Đây là bước thứ hai trong công tác chuẩn bị trước khi tính khối lượng móng. Spec được biết đến là một bảng mô tả các thông số kỹ thuật của công trình xây dựng. Nó bao gồm: loại vật liệu, kích thước và các yêu cầu kỹ thuật. Tất cả những thông số trên sẽ được các kỹ sư hoặc kiến trúc sư xây dựng một cách chi tiết và ngắn gọn nhất. Có được Spec, các nhà thầu có thể báo giá với chủ đầu tư và tránh được các rủi ro hoặc thiếu hụt trong quá trình thi công dự án.
Việc chuẩn bị các đầu mục WBS là bước không thể thiếu đối với công tác chuẩn bị trước khi tính khối lượng móng. WBS là viết tắt của cụm từ Work Breakdown Structure, có nghĩa là phân tích và cấu trúc hóa công việc. Hiểu một cách đơn giản, để tạo ra một dự án cần phải có một phương pháp để phân tích và cấu trúc công việc.
Nói cách khác, để có thể dễ dàng tính được khối lượng móng, bạn cần chuẩn bị các đầu mục WBS để minh bạch hoá nội dung của công việc.
Với những chia sẻ trên, chúng tôi hy vọng bạn đọc có thể thực hiện tốt công tác chuẩn bị trước khi tính khối lượng móng của công trình.
Tác giả bài viết: Huỳnh Nhất Linh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn