​​​​​​​Cách Kiểm Tra Dự Toán Xây Dựng Công Trình, Nhà Ở

Thứ sáu - 10/06/2022 06:00
Cách kiểm tra dự toán xây dựng sao cho hiệu quả, chính xác và minh bạch là kỹ năng cần thiết cho những ai đã và đang làm việc trong ngành xây dựng

Nắm vững cách kiểm tra dự toán xây dựng là kỹ năng quan trọng và cần thiết cho những ai đã, đang và sẽ có ý định làm việc trong lĩnh vực xây dựng. Đây được xem là công đoạn ảnh hưởng lớn đến chi phí xây dựng công trình. Hãy cùng Nhất Nghệ tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Kiểm tra dự toán là gì?

Kiểm tra dự toán được hiểu là công tác thẩm tra và xác định tính đúng đắn, hợp lý của đơn giá thi công, khối lượng công việc, cũng như các định mức và chi phí xây dựng liên quan được ghi nhận trong dự toán công trình. Kiểm tra dự toán có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng xây dựng, thời gian thi công và ngân sách của dự án nói chung. 

 

du toan xay dung 1
Kiểm tra dự toán xây dựng ảnh hưởng lớn đến kinh phí của dự án (Nguồn: Internet)

Cách kiểm tra dự toán xây dựng 

Kiểm tra dự toán xây dựng gồm những nội dung sau:

  • Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng dự toán và khối lượng thiết kế.

  • Kiểm tra xem các đầu mục công việc trong dự toán đã đầy đủ hay chưa.

  • Kiểm tra sự chính xác của các định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá xây dựng, định mức tỷ lệ, chế độ - chính sách liên quan cùng các khoản mục chi phí khác được đề cập trong dự toán xây dựng theo quy định của Nhà nước.

  • Đảm bảo giá trị của dự toán phù hợp với thực tế.

  • Kiểm tra việc tổng hợp khối lượng và giá trị dự toán có chính xác hay không.

Cách kiểm tra dự toán xây dựng được tiến hành theo quy trình sau:

  • Bước 1: Các kỹ sư có kinh nghiệm và chuyên môn tiến hành kiểm tra khối lượng công việc của dự án nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa khối lượng trong dự toán và khối lượng thiết kế.

  • Bước 2: Kiểm tra các bất cập trong dự toán và thiết kế. Đề xuất các biện pháp chỉnh sửa, khắc phục cho phù hợp.

  • Bước 3: Đánh giá sự phù hợp của các chỉ tiêu định mức chi phí kinh tế - kỹ thuật, theo dõi việc thực hiện các chính sách theo quy định của Nhà nước.

  • Bước 4: Tính toán, xác định tổng dự toán công trình. Đưa ra kết luận cho chủ đầu tư.

  • Bước 5: Tính toán dựa trên khối lượng xây dựng để kiểm soát hiệu quả chi phí khi nhà thầu thi công, triển khai dự án theo hạng mục đã đề xuất.

 

du toan 2
Kiểm tra dự toán xây dựng được tiến hành theo quy trình phù hợp (Nguồn: Internet)

Điều kiện năng lực của các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra dự toán

Để tiến hành quy trình kiểm tra dự toán như trên, các tổ chức, cá nhân cần phải có thẩm quyền và năng lực phù hợp. Cụ thể:

  • Tổ chức phải có đăng ký ngành Thẩm định xây dựng trong giấy phép đăng ký kinh doanh, có chứng chỉ chứng tỏ năng lực phù hợp với hoạt động thẩm định tương ứng cấp công trình tham gia.

  • Cá nhân phải có chứng chỉ hành nghề Thẩm định công trình xây dựng tương ứng với cấp và loại công trình tham gia. Các chứng chỉ được cấp phải tuân theo quy định của pháp luật hiện hành. 

Các công trình nào cần kiểm tra dự toán?

Căn cứ vào điều 15 của thông tư 15/2016 ban hành ngày 30/06/2016, với nội dung “Hướng dẫn cấp phép xây dựng” có quy định rõ: Công trình xây dựng (ngoại trừ các công trình ở mục dưới) đều cần phải thẩm định dự toán. Theo đó, các công trình không cần phải thẩm định bao gồm nhà ở riêng lẻ dưới 03 tầng và tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 mét vuông. Những hộ gia đình có nhà ở kể trên được quyền tự thiết kế và chịu trách nhiệm về sự an toàn của công trình cũng như các khu vực lân cận.

 

Trên đây là cách kiểm tra dự toán xây dựng mà Nhất Nghệ muốn gửi đến bạn. Hy vọng thông tin bài viết đưa ra sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong việc áp dụng vào các công trình của mình! Chúc bạn thành công.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh – Nhà đào tạo, người truyền cảm hứng cho Kỹ sư Xây dựng. Huỳnh Nhất Linh 17 năm kinh nghiệm hoạt động xây dựng, đào tạo và tư vấn.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây