Lớp bê tông bảo vệ là gì và hướng dẫn cách chọn độ dày phù hợp

Thứ sáu - 14/10/2022 11:55
Lớp bê tông bảo vệ là gì? Tiêu chuẩn của lớp bê tông bảo vệ cốt thép và phải chọn độ dày của nó như thế nào để chuẩn nhất? Tất cả các thắc mắc sẽ được Nhatnghe.net giải đáp dưới bài viết này.

Lớp bê tông bảo vệ đóng vai rất quan trọng đối với công trình. Nếu không có lớp bê tông bảo vệ, kết cấu của công trình bạn sẽ dễ bị ăn mòn nhanh chóng, từ đó làm giảm tuổi thọ của công trình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến dự án xây dựng. Vậy lớp bê tông bảo vệ là gì? Có công dụng như thế nào? Chọn bề dày lớp bê tông bảo vệ như thế nào cho phù hợp? Hãy để Nhất Nghệ giúp bạn giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Lớp bê tông bảo vệ là gì?

Lớp bê tông bảo vệ là lớp bê tông được phủ bên ngoài công trình nhằm ngăn cách các lớp thép trong bê tông tiếp xúc với các điều kiện bên ngoài môi trường. Giúp bảo vệ các lớp thép trước sự oxi hóa dẫn đến tình trạng ăn mòn thép khiến cho kết cấu công trình bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
 

Lớp bê tông bảo vệ là gì
Lớp bê tông bảo vệ là gì

Lớp bê tông bảo vệ càng dày thì khả năng bảo vệ kết cấu công trình càng bền bỉ, chắc chắn. Ngược lại, nếu lớp phủ này quá mỏng sẽ khiến cho quá trình ăn mòn kết cấu diễn ra nhanh chóng, từ đó làm giảm chất lượng của công trình. Và tất nhiên, chiều dày lớp bê tông bảo vệ phải được đo lường và thiết kế theo quy chuẩn của thiết kế rõ ràng, không thể tùy ý đổ lớp bê tông mà không có sự tính toán trước.

Tiêu chuẩn lớp bê tông bảo vệ cốt thép ở Việt Nam

Hiện nay, nước ta đã có một số văn bản quy định về tiêu chuẩn lớp bê tông bảo vệ cốt thép. Mỗi văn bản đều có quy định riêng nhưng đều hướng đến tiêu chuẩn lớp bê tông không được nhỏ hơn đường kính cốt thép. Dưới đây là một số tiêu chuẩn cụ thể còn cách chọn bề dày của lớp bê tông cũng như số liệu cụ thể sẽ được nêu ở phần 3.

Tiêu chuẩn lớp bê tông cốt thép theo TCVN 5574:2018 tại mục 10.3.1.2

Nếu căn cứ theo quy định của Tiêu chuẩn này thì lớp bê tông cốt thép phải đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Cốt thép và bê tông cần phải có sự làm việc đồng thời với nhau.

  • Lưu ý đến vấn đề neo cốt thép trong bê tông cũng như cách bố trí các mối nối của các chi tiết cốt thép.

  • Đảm bảo tính toàn vẹn của cốt thép dưới tác động của môi trường khắc nghiệt.

  • Bề mặt bê tông không được nứt hay gồ ghề.

  • Có khả năng chịu nhiệt của kết cấu công trình.

  • Lớp bê tông bảo vệ không được phép bé hơn đường kính cốt thép.

Tiêu chuẩn lớp bê tông cốt thép theo TCXDVN 356:2005

Dựa theo tiêu chuẩn này sẽ chia cốt thép thành 3 loại:

  • Cốt thép dọc chịu lực

  • Cốt thép dai, cốt thép cấu tạo và cốt thép phân bố

  • Theo chiều dày lớn bê tông ở đầu mút các cấu kiện ứng lực trước.
     

    Tiêu chuẩn của lớp bê tông bảo vệ cốt thép
    Tiêu chuẩn của lớp bê tông bảo vệ cốt thép

Một số tiêu chuẩn khác

Ngoài những tiêu chuẩn trên, người ta còn dựa vào một số tiêu chuẩn lớp bê tông cốt thép theo TCVN 9346:2012 tại bảng 1 mục 4 và tiêu chuẩn lớp bê tông cốt thép theo QCVN 06:2020/BXD phụ lục F.

Hướng dẫn chọn độ dày lớp bê tông bảo vệ

Để xác định được độ dày của lớp bê tông bảo vệ cho phù hợp, bạn nên dùng các phương pháp tính toán về khả năng xuất hiện cũng như độ rộng của vết nứt bê tông khi bị tác động của môi trường xung quanh.

Trong trường hợp không thể tính toán, bạn có thể tham khảo các tiêu chuẩn trên và đưa ra cách chọn phù hợp, chi tiết như sau:

Căn cứ vào TCVN 5574:2018 tại mục 10.3.1.2

Nếu chọn độ dày lớp bê tông bảo vệ cho công trình xây dựng theo tiêu chuẩn này thì bạn cần lựa chọn theo bảng sau:
 

Cách chọn độ dày lớp bê tông bảo vệ theo TCVN 5574:2018
Cách chọn độ dày lớp bê tông bảo vệ theo TCVN 5574:2018

Căn cứ theo TCXDVN 356:2005

Đối với cốt thép dọc loại chịu lực thì chiều dày của lớp bê tông bảo vệ không được nhỏ hơn các yếu tố sau:

  • Đường kính cốt thép

  • Dây cáp

  • Bản và tường có chiều dày: Từ 100 mét trở xuống: 100mm (15mm), trên 100 mét trở lên: 15mm (20mm).

  • Dầm sườn và dầm có chiều cao: bé hơn 250mm: 15mm (20mm), lớn hơn hoặc bằng 250mm: 20mm (25mm).

  • Cột: 20mm (25mm)

  • Dầm móng: 30 mm

  • Lắp ghép: 30 mm

  • Toàn khối khi có bê tông lót là 35 mm, còn không có bê tông lót là 70 mm.

Lưu ý:

  • Giá trị trong ngoặc sẽ được áp dụng cho những kết cấu công trình ngoài trời hoặc vị trí ẩm ướt.

  • Đối với kiểu cấu 1 lớp từ bê tông nhẹ hoặc rỗng từ B7,5 thì chiều dày phải lớn hơn 20mm. Còn đối với panel không có lớp trát thì yêu cầu phải lớn hơn hoặc bằng 25mm.

  • Đối với kết cấu 1 lớp làm từ bê tông tổ ong thì bề dày không được nhỏ hơn 25mm.

  • Đối với cốt thép phân bố, cốt thép cấu tạo và cốt thép dai thì chia làm 2 trường hợp:

- Khi chiều cao tiết diện cấu kiện nhỏ hơn 250mm chọn bề dày 10mm (15 mm)

- Khi chiều cao tiết diện cấu kiện lớn hơn 250mm chọn bề dày 15mm (20 mm)

Lời kết

Qua bài viết trên đây, Nhất Nghệ đã cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản về lớp bê tông bảo vệ, cũng như giải thích cho bạn hiểu lớp bê tông bảo vệ là gì, cách chọn độ dày lớp bê tông bảo vệ như thế nào cho hợp lý. Hy vọng với những kiến thức bổ ích trên sẽ hỗ trợ bạn trong các công trình xây dựng. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một khóa học về xây dựng hãy liên hệ ngay với Nhatnghe.net nhé.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh – Nhà đào tạo, người truyền cảm hứng cho Kỹ sư Xây dựng. Huỳnh Nhất Linh 17 năm kinh nghiệm hoạt động xây dựng, đào tạo và tư vấn.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây