Quan trắc công trình xây dựng là gì? Bạn có thể hiểu nôm na khái niệm này chính là đánh giá sơ bộ tình hình trước khi đưa vào xây dựng thực tế. Qua đó giúp các nhà thầu có những phương án để nâng cấp, cải thiện kịp thời nhằm kéo dài độ bền cho công trình.
Quan trắc công trình xây dựng là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi về hình học, biến dạng, chuyển dịch. Ngoài ra còn có các thông số kỹ thuật khác của công trình và môi trường xung quanh theo thời gian. Đây là một khái niệm trong Khoản 7, Điều 2, Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Hay quan trắc công trình xây dựng trong tiếng Anh còn được gọi là Construction Monitoring.
Có thể hiểu đơn giản, quan trắc công trình trong xây dựng là bao gồm rất nhiều những hoạt động như theo dõi, đo đạc, các sự biến đổi, biến dạng và dịch chuyển,… của môi trường và công trình xung quanh. Đây là quá trình được thực hiện trong một thời gian khá dài, nhất định. Qua đó nhằm thu được một số các thông số tương đối và chuẩn xác.
Theo điều khoản 6, Nghị định 06/2020/NĐ-CP đã có những quy định mới nhất về quan trắc công trình xây dựng. Mục đích chính là phục vụ công tác cho nhu cầu cần bảo trì trong các trường hợp dưới đây:
Các công trình quan trọng mang tính quốc gia.
Các công trình có sự cố nghiêm trọng có thể xảy ra thảm hoạ.
Những công trình có tình trạng lún, nghiêng, nứt và những dấu hiệu nghiêm trọng có thể gây đổ sập công trình .
Đáp ứng theo nhu cầu của chủ đầu tư và chủ sở hữu công trình.
Bộ Xây dựng và Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đã có những quy định về danh sách các công trình bắt buộc phải quan trắc trong quá trình khai thác sử dụng.
Trong trường hợp công trình có nhiều chủ sở hữu thì phải chịu trách nhiệm bảo trì công trình của mình theo quy định của pháp luật. Qua đó giúp mỗi nhà thầu có tinh thần làm việc có trách nhiệm tốt hơn.
Đối với những trường hợp chưa có chủ sở hữu sử dụng công trình thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm lập kế hoạch để bảo trì công trình xây dựng . Sau đó thực hiện việc bảo trì công trình xây dựng theo các nội dung quy định.
Phương pháp quan trắc công trình xây dựng như quan trắc độ lún, quan trắc nghiêng hoặc quan trắc ngang. Cụ thể như là:
Kiểm tra, xác định độ lún của công trình : Các thông số về độ lún sẽ bao gồm lún lệch và cả tốc độ lún của công trình. So sánh với giới hạn lún đã được tính toán bằng thiết bị chuyên dụng trong quá trình thi công xây dựng.
Qua đó sẽ đánh giá tổng quát được khả năng làm việc của nền móng công trình. Đồng thời xem xét được mức độ hiện trạng trong tương lai sau khi đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Từ đó tính toán được tuổi thọ, độ bền của dự án xây dựng.
Giải pháp này còn xác định được độ lún và chuyển dịch trung bình của công trình. Đánh giá xem chúng có nằm trong giới hạn cho phép tương ứng của công trình hay không.
Trong trường hợp các công trình có nguy cơ hoặc có những dấu hiệu bất thường như lún, nứt hay nghiêng… thì phải được quan trắc. Cần kiểm tra cẩn thận hệ kết cấu chịu lực. Vì nếu như hệ kết cấu chịu lực bị hư hỏng, thì khả năng gây sụp đổ công trình rất lớn
Quá trình quan trắc công trình chuẩn bao gồm:
Các vị trí quan trắc
Thông số quan trắc
Thời gian quan trắc
Số lượng chu kỳ đo
Giá trị giới hạn
Các nội dung cần thiết khác.
Nếu muốn kéo dài tuổi thọ dự án xây dựng sau khi đưa vào sử dụng thì không thể bỏ qua quá trình quan trắc công trình xây dựng. Bên cạnh việc đánh giá được độ lún, độ bền của nền móng dưới tác động của môi trường thì nó còn góp phần cải thiện đáng kể tình trạng sụp đổ, nứt của công trình.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn