Đối với các kỹ sư, đặc biệt là các kỹ sư làm cho nhà thầu và chủ đầu tư nước ngoài, thì các kỹ năng về bản vẽ Shopdrawing là nhất định phải có. Shopdrawing sẽ ít gặp hơn khi làm việc với các nhà thầu làm các dự án trong nước. Nguyên nhân là do cách triển khai dự án khác nhau. Nếu vẫn chưa biết bản vẽ Shopdrawing là gì thì hãy tham khảo qua bài viết sau đây, bạn nhé!
Shopdrawing là bản vẽ thi công do kỹ sư thiết kế bên nhà thầu thi công vẽ và trình lên đơn vị tư vấn giám sát. Bản vẽ shodrawing được triển khai từ bản vẽ mời thầu và bản vẽ thiết kế cơ sở (basic design).
Shopdrawing cho biết chính xác khối lượng vật tư, nhiên liệu, thiết bị cần thiết cho công trình cũng như các thông số đi kèm, phục vụ công tác thi công.
Như đã nói ở trên, bản vẽ Shopdrawing được triển khai từ bản vẽ mời thầu và bản vẽ thiết kế cơ sở nên nó sẽ đầy đủ và chi tiết hơn. Shodrawing là một phần quan trọng trong hợp đồng thi công của các nhà thầu. Bản vẽ Shopdrawing dành cho quá trình thi công ngoài hiện trường, làơ sở để thi công, kiểm tra, nghiệm thu, thanh toán hợp dồng và triển khai bản vẽ hoàn công.
Vì vậy cho nên yêu cầu của bản vẽ Shopdrawing là phải chính xác đến từng chi tiết. Nếu không khéo sẽ phải dỡ bỏ những phần công trình vẽ sai và làm lại.
Hiện nay có nhiều loại bản vẽ Shopdrawing để bạn lựa chọn tùy vào từng nhà thầu và các hạng mục thi công. Cụ thể là:
Shopdrawing phần xây dựng thô
Shopdrawing phần kết cấu thép
Shopdrawing hạng mục nền móng
Shopdrawing hạng mục ốp lát gạch
Shopdrawing hạng mục trần vách thạch cao
Shopdrawing hạng mục điện nước, ống khói, gas, Internet,....
Ngày nay với sự hỗ trợ của các phần mềm thiết kế và đặc biệt là sự xuất hiện của mô hình 3D thông tin xây dựng BIM, việc tìm hiểu bản vẽ Shopdrawing là gì và triển khai chúng trở nên dễ dàng hơn với độ chính xác tuyệt đối.
Kỹ năng vẽ Autocad: thành thạo các phần mềm và kỹ năng vẽ Autocad, các phần mềm BIM để có thể chỉnh sửa, bổ sung từ bản vẽ thiết kế mà không mất nhiều thời gian.
Kỹ năng Combie: đối với các công trình có quy mô lớn thì việc Combie sẽ do một ban chuyên về việc này của bên tư vấn hay ban Quản Lý thực hiện. Tuy nhiên với những dự án nhỏ thì nhà thầu sẽ tự thực hiện Combie. Quá trình Combie nhanh hay chậm, chất lượng bản vẽ cao hay thấp và va chạm hệ thống nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào kỹ năng và trình độ của từng Shopdrawer.
Kỹ năng trình bày: yêu cầu nhà thiết kế phải biết cách trình bày bản vẽ một cách khoa học, dễ đọc, dễ hiểu, đầy đủ, chi tiết để tạo thuận lợi cho quá trình thi công trên hiện trường và phải tuân thủ những yêu cầu kỹ thuật chung của bản vẽ.
Am hiểu về thiết kế các hệ thống: vẽ bản vẽ của hệ thống nào thì bạn cần hiểu cơ bản về thiết kế, nguyên lý cấu tạo, các bản kỹ thuật mặt bằng và mặt cắt của hệ thống,...
Bám sát bản vẽ cơ sở: trong quá trình làm Shopdrawing, bạn cần bám sát bản vẽ basic desig để triển khai ra các chi tiết cụ thể như: mặt cắt, hình chiếu, cao độ, kích thước, khối lượng, thông số kỹ thuật… và không bỏ sót công đoạn nào.
Có kinh nghiệm thực tế: những người có kinh nghiệm thi công nhiều thì vẽ Shopdrawing càng nhanh và càng chính xác. Điều này chứng minh kinh nghiệm thực tế hỗ trợ họ rất nhiều trong công việc.
Chăm chỉ và ham học hỏi: là yêu cầu cần thiết trong bất cứ công việc gì, không chỉ đối với những kỹ sư thiết kế.
Trên đây là những thông tin giải đáp bản vẽ Shopdrawing là gì do Nhất Nghệ tổng hợp cũng như một số yêu cầu dành cho kỹ sư thực hiện loại bản vẽ này. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn đã có được những kiến thức cần thiết áp dụng vào công việc và cuộc sống.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn