Trong các bài viết trước, chúng tôi đã giải đáp cho bạn một cách tổng quát về biện pháp thi công. Đó là cách để thực hiện xong một công trình. Tiếp sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu sâu biện pháp thi công là gì và các bước lập biện pháp thi công cụ thể như thế nào.
Biện pháp thi công có tên tiếng anh là Manner of Execution hoặc Construction Method Statement, được hiểu nôm na là cách làm, cách thi công một hạng mục, một công việc cụ thể của một công trình xây dựng.
Biện pháp thi công là để đảm bảo công trình hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo được chất lượng, độ bền và mức độ an toàn. Do đó, không có gì gọi là “bí mật” trong biện pháp thi công.
Biện pháp thi công hoàn hảo phải thể hiện được:
Vật tư, thiết bị, công nghệ phù hợp nhất dự định chọn để thi công
Trình tự và tiến độ công
Phương pháp kiểm tra và giám sát
Biện pháp an toàn lao động và đảm bảo vệ sinh môi trường
Dự kiến sự cố và cách xử lý sự cố có thể xảy ra trong quá trình xây dựng
Khả thi với điều kiện cụ thể của đơn vị thi công, dễ thực hiện, an toàn, kinh tế.
Biện pháp thi công công trình dân dụng
Biện pháp thi công công trình nhà xưởng
Biện pháp thi công tầng hầm để xe
Biện pháp thi công cây xăng
Biện pháp thi công lắp đặt nội thất
Biện pháp thi công san nền
Biện pháp thi công lắp đặt hệ thống điện, nước, gas, Internet,...
Biện pháp thi công lắp đặt thang máy
Biện pháp thi công công trình giao thông
Biện pháp thi công công trình thủy lợi
Thông thường đối với từng hạng mục công trình sẽ có các bước lập biện pháp thi công cụ thể khác nhau tùy theo loại công trình. Tuy nhiên, quy trình chung thì như sau:
Bước 1: nghiên cứu kỹ bản vẽ, khảo sát, phân tích hiện trạng môi trường, tác động xung quanh đến mặt bằng thi công công trình.
Bước 2: thiết kế tổng mặt bằng tổ chức thi công. Bao gồm: bố trí đường thi công, cấp thoát nước, bố trí kho bãi tập kết vật liệu, bố trí phương tiện vận tải,...
Bước 3: thiết kế biện pháp thi công cho từng cấu kiện phù hợp với công trình.
Bước 4: xây dựng tiến độ thi công kèm tiến độ cung ứng vật liệu, thiết bị, nhân công theo từng thời gian + kèm tiến độ chi phí dự kiến.
Bước 5: hướng dẫn sử dụng và chuyển giao công nghệ, bảo hành công trình, hoàn thiện các thủ tục và hồ sơ pháp lý liên quan.
Toàn bộ nhân viên kỹ thuật, công nhân tham gia thi công đều được đào tạo bài bản và có chứng chỉ chuyên môn phù hợp với quy chuẩn hiện hành của nhà nước.
Trang bị kiến thức và thiết bị an toàn lao động cho toàn bộ đội ngũ thi công. Đặc biệt, đối tượng lao động phổ thông (tuyển dụng ngắn hạn) sẽ được nhà thầu chú ý hơn trong quản lý, hướng dẫn thi công và các biện pháp an toàn lao động.
Nhà thầu chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ: Thuế, bảo hiểm xã hội, vệ sinh môi trường, đền bù, khắc phục hậu quả do thi công gây ra,...
Các tổ đội thi công và các bên liên quan phải thường xuyên trao đổi để thống nhất phương án kỹ thuật, biện pháp thi công, tiến độ thi công, tháo gỡ vướng mắc..
Kết thúc việc thi công toàn bộ công trình, căn cứ vào biên bản nghiệm thu công trình và hồ sơ hoàn công, phía nhà thầu sẽ thực hiện các công đoạn điều chỉnh, quyết toán bàn giao, bảo hành, bảo trì theo đúng hợp đồng và quy định của pháp luật.
Hi vọng qua bài viết trên các bạn đã biết được các bước lập biện pháp thi công là gì. Nếu các bạn cần tìm hiểu thêm hay thắc mắc về bài viết, bạn có thể comment cuối bài viết hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để đặt câu hỏi. Đội ngũ giảng viên của Nhất Nghệ sẽ cố gắng chia sẻ các kiến thức liên quan cho bạn một cách nhanh chóng và cụ thể nhất.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn