Sau khi nhập vật tư xây dựng và hoàn thiện thi công công trình, nhà thầu cần thành lập một hồ sơ thanh toán để nhận đúng quyền lợi của mình. Ngoài yêu cầu căn cứ về các nghị định của nhà nước, bạn cũng cần để ý đến căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp. Những văn bản, tài liệu quan trọng đó bao gồm:
Trong văn bản hướng dẫn lập hồ sơ thanh toán, người kê khai buộc phải cung cấp đầy đủ hồ sơ chất lượng và hồ sơ giá trị. Mỗi tài liệu cần thể hiện rõ ràng bìa hồ sơ, biên bản nghiệm thu, giấy tờ chứng nhận chất lượng, biên lai giao hàng,..
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến việc sắp xếp hồ sơ theo đúng thứ tự, trình tự thời gian, đảm bảo tính công bằng và trung thực trong tài chính.
Bên cạnh đó, quá trình làm bảng kê khai cần đối chiếu liên tục với giấy tờ đã ký, kiểm tra tài liệu một cách thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Đặc biệt, những chi phí phát sinh bất ngờ, không nằm trong kế hoạch cũng cần được kê khai rõ ràng, kèm theo văn bản đầy đủ chứng minh. Điều này sẽ giúp các bên hiểu kỹ càng hơn về số vốn đã bỏ ra, từ đó giảm tối đa những mâu thuẫn liên quan đến pháp luật sau khi dự án hoàn thiện.
Hồ sơ thanh toán lắp đặt bao gồm hồ sơ chất lượng và hồ sơ về giá trị. Bài hướng dẫn lập hồ sơ thanh toán này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan cho đến chi tiết về các vấn đề trên.
Cũng như những tài liệu khác, văn bản này cần có bìa hồ sơ thể hiện các thông tin cần thiết như số lần thanh toán, hạng mục, công trình, chủ đầu tư,... Mặt khác, những biên bản nghiệm thu cần đi kèm giấy tờ chứng nhận chất lượng, xuất trình đầy đủ nguồn gốc, bảo hành và hướng dẫn sử dụng.
Bạn cũng cần chú ý rằng các yêu cầu của chủ đầu tư trong giai đoạn lắp đặt phải cung cấp thêm bản photo để chứng minh rằng tài liệu này đã nằm trong phần thanh toán vật tư.
Đối với hồ sơ giá trị, việc tạo ra những bảng tổng hợp là cực kỳ quan trọng, diễn giải tất cả các hoạt động lắp đặt, xây dựng vật tư trong công trình. Để dễ dàng hơn trong việc truy xuất, bạn nên sắp xếp theo đúng thứ tự như trong hợp đồng đã ký kết, đối chiếu nhiều lần để đảm bảo tính chính xác tuyệt đối.
Mọi tài liệu liên quan đến hướng dẫn lập hồ sơ thanh toán đều giúp bạn hoàn thiện dự án chuyên nghiệp và khoa học hơn. Đầu tiên, việc bạn cần làm là tham khảo thật kỹ càng hồ sơ thanh toán, xác định được những văn bản không thể thiếu trong bộ hồ sơ. Tiếp đó, cần chuẩn bị đầy đủ và chính xác hồ sơ về chất lượng và hồ sơ giá trị theo đúng như yêu cầu.
Đặc biệt, người thành lập hồ sơ thanh toán cần thu thập đầy đủ chữ ký của các bên, cũng như cung cấp những bằng chứng chứng minh rõ ràng về vấn đề tài chính. Sau khi hoàn tất thủ tục, bạn sẽ có thể in và đóng thành quyển nhằm đem đến tay các bên một cách tiện lợi hơn.
Để đảm bảo không có sai sót gì trong các bước kê khai, cần kiểm tra lần cuối theo từng giai đoạn nhất định, cuối cùng nộp lên cho giám đốc ký, trình diện chủ đầu tư, giám sát viên.
Trên đây là những hướng dẫn lập hồ sơ thanh toán. Hãy tìm hiểu kĩ để đảm bảo việc lập hồ sơ thanh toán không có bất kì sai sót nào. Nếu có bất kì thắc mắc nào cần được giải đáp. Đừng ngại để lại câu hỏi phía dưới nhé!
Tác giả bài viết: Huỳnh Nhất Linh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn