Bạn là lính mới trong ngành xây dựng? bạn không hiểu quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng cụ thể như thế nào? Hiện nay,các vấn đề pháp lý liên quan đến loại hợp đồng xây dựng sẽ được quy định tại Nghị định 37/2015/NĐ-CP. Cụ thể:
Đầu tiên bạn phải xác định được đâu là chủ thể sẽ ký kết hợp đồng xây dựng. Để xác định chủ thể, bạn có thể dựa vào 2 phương án sau:
Nếu bên giao thầu là chủ đầu tư thì bên nhận thầu là nhà thầu chính hoặc tổng thầu.
Nếu bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính thì bên nhận thầu là nhà thầu phụ.
Theo quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, hợp đồng xây dựng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Về sự tự nguyện và hợp pháp: Cũng như các hợp đồng dân sự khác, hợp đồng xây dựng phải được ký kết dựa trên nền tảng của sự tự nguyện, bình đẳng, hợp tác.
Về vốn: Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng.
Về thời điểm ký kết: Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và đàm phán hợp đồng.
Về điều kiện của nhà thầu:
Bên nhận thầu: phải đáp ứng điều kiện năng lực hành nghề, năng lực hoạt động.
Nhà thầu liên danh: việc phân chia khối lượng công việc trong thỏa thuận liên danh phải phù hợp với năng lực hoạt động của từng thành viên trong liên danh.
Nhà thầu chính nước ngoài: phải có cam kết thuê thầu phụ trong nước thực hiện các công việc của hợp đồng dự kiến giao thầu phụ khi các nhà thầu trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
Nhà thầu phụ: phải được chủ đầu tư chấp thuận, các hợp đồng thầu phụ này phải thống nhất, đồng bộ với hợp đồng thầu chính đã ký với chủ đầu tư.
Giá ký kết hợp đồng: không được vượt giá trúng thầu hoặc kết quả đàm phán, thương thảo hợp đồng xây dựng, trừ khối lượng phát sinh ngoài phạm vi công việc của gói thầu được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.
Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng cần phải xác định được hiệu lực hợp đồng sau khi ký kết:
Các bên ký kết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng.
Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.
Thời điểm có hiệu lực: là thời điểm ký kết hợp đồng (đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng. Đối với hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu thì bên giao thầu đã nhận được đảm bảo thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu.
Giá trị pháp lý: Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất mà các bên ký kết có nghĩa vụ thực hiện. Đây cũng là cơ sở pháp lý cao nhất để giải quyết tranh chấp giữa các bên.
Theo quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, nội dung hợp đồng xây dựng sẽ bao gồm các yếu tố sau:
Căn cứ pháp lý áp dụng và ngôn ngữ áp dụng;
Nội dung và khối lượng công việc. Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao.
Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng. Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng.
Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng.
Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng.
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng.
Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng.
Rủi ro và bất khả kháng. Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng.
Các nội dung khác.
Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng hay kiến thức về xây dựng, xin vui lòng liên hệ Nhât Nghệ theo hotline 098 3234949 để được hướng dẫn thêm!
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn