Một ngày đẹp trời, bạn đang rất chán nản vì đã quá lâu rồi mình không được tăng lương và vị trí thì vẫn không được như kỳ vọng. Bạn muốn nghỉ làm ngay vì thấy giá trị mình mang lại không được tương xứng với số tiền bạn nhận được và rồi bạn ra quyết định vào gặp Sếp để nói chuyện phải quấy.
Tôi muốn được tăng lương! Bạn hùng hồn tuyên bố và …. “Em muốn được tăng lương bao nhiêu” wow, thật tuyệt vời đúng không? Thế nhưng, liệu lúc nào mọi thứ cũng diễn ra suôn sẻ như thế?
Bạn có đang bị bí không? Nếu có là đúng rồi, lấy cơ sở nào để đòi tăng lương, làm thế nào để đấu tranh cho việc tăng lương này hoàn hảo? Để đạt được kỳ vọng?
Cách đây 5 năm, tôi cũng như bạn. Điều tôi nghĩ đến lúc đó là “Nếu không được tăng lương tôi sẽ ….. rất rất là nhiều thứ diễn ra trong đầu của tôi về 1 viễn cảnh sau câu chuyện kể cả nghỉ việc. Thế nhưng dù sao trong lòng có nhiều nỗi sợ, sợ nhất là gây mất thiện cảm và có khả năng bị đuổi việc chứ không phải là xin nghỉ như bình thường.
Sau 1 đêm suy nghĩ, tôi quyết định phải gặp Sếp ngay và luôn vào ngày mai để làm rõ. Không may, sáng hôm sau Sếp tôi họp đến trưa. Còn tôi thì chẳng làm được gì ngoài nghĩ đến việc làm thế nào để nói đây? Nếu nói thì sợ, mà không nói thì ấm ức …. đến trưa, sau khi Sếp tôi đi họp về nhìn vẻ mặt là biết mới vừa bị “dập” do dự án trễ tiến độ. Tôi không quan tâm đến điều đó, mở cửa bước vào tinh thần đầy máu lửa. Sếp nhìn tôi, tôi nhìn Sếp.
Sau 1 hồi huyên thuyên tôi bắt đầu bí, Anh cười nhẹ và bảo:
Vì trong lòng đang ấm ức và hoang mang, tôi chẳng nghe được gì ngoài câu cuối cùng “Nếu Anh không tăng lương cho em thì sao?”
Tôi đáp "nếu không được tăng lương em sẽ nghỉ làm".
Anh nhẹ nhàng và dứt khoát “OK em, viết đơn Anh ký cho!”. Tôi lặng người, “thôi xong” tôi thầm nghĩ và lầm lũi ra khỏi phòng Sếp.
Sau lần đó, tôi đúc rút ra cho mình những bài học xương máu về việc thương lượng và đàm phán về lương.
Giống như chiến sĩ ra trận, trên tay không gươm, không giáp và thất bại thảm hại. Đến bây giờ tôi vẫn còn bị ám ảnh và ghi nhớ, và tôi đã tìm ra phần nào câu trả lời cho chiến lược thương lượng đàm phán về lương với Sếp của mình.
Đó chính là giá trị mình mang lại cho Công ty, cho Ông chủ của mình. Vậy làm sao để xác định giá trị này? Giá trị vô hình chính là mối quan hệ thân thiết, luôn phải trở thành người thân tín và có giá trị trong mắt Sếp. Luôn trong tâm thế sẵn sàng cùng với Sếp giải quyết khó khăn chứ đừng bao giờ trở thành gánh nặng của Sếp
Nếu làm việc bình thường thì chắc chắn sẽ có được mức lương cơ bản, nếu biết cách tạo ra giá trị thì mức thu nhập sẽ khác. Câu hỏi, là “làm thế nào để tạo ra việc có giá trị. Cách nhanh nhất là hãy quan sát những câu hỏi thường ngày của Sếp, những câu hỏi và khó khăn của Sếp mà không ai giải quyết được, không ai sẵn lòng thì hãy nhận việc đó. 1000% Sếp sẽ “ngay lập tức” đánh giá cao bạn về sự sẵn lòng với 1 thái độ tốt. Chỉ cần yếu tố này thôi thì chắc chắn bạn sẽ được cất nhắc và tăng lương. Thời gian thì ai cũng giống nhau nếu bạn vẫn cứ 1 ngày 8h hoặc tăng ca thì mức thu nhập tăng lên chỉ bằng số giờ * mức lương cơ bản mà thôi. Chọn bán giá trị, không chọn bán thời gian.
Chắc chắn là do Sếp rồi đúng không? nhưng có 1 điều hay ho là nếu bạn cho Sếp mình thấy được giá trị, sự nỗ lực thì mọi chuyện sẽ khác. Có thể không phải bây giờ mà trong tương lai. Điều đó có nghĩa là Bạn hoàn toàn có thể thay đổi điều này bằng cách nâng cao giá trị của mình với những cải tiến, sáng tạo, học tập để tăng năng suất công việc từ đó vừa nâng cấp được bản thân lại vừa có thêm cơ hội.
Thì cũng không sao cả, nhưng ít ra bạn cũng nhận ra rất nhiều bài học để có cơ hội làm tốt hơn. Tuy nhiên việc quan trọng ở đây là phải nhận ra được câu trả lời cho mình “Làm thế nào để được tăng lương?” thì chắc chắn bạn sẽ có cách.
Lựa chọn quan trọng hơn nỗ lực, nếu nơi bạn làm việc không thỏa mãn được bạn thì hãy lựa chọn nơi khác để làm việc. Tránh trường hợp phải chịu đựng, và đặc biệt nếu bạn cảm thấy không phù hợp thì nên dứt ra sớm để tránh trạng thái làm việc vừa mệt, vừa chán nản, không hiệu quả mà lại chẳng mang lại lợi ích gì.
Lúc trước khi thương lượng là lúc Sếp đang bực bội, lo lắng vì dự án đang trễ mà còn bị dập nên tôi mới bị đối xử thế. Lúc này tôi không giúp được gì mà còn làm tăng thêm áp lực cho Sếp, nghĩ lại thấy mình vô cùng ngốc nghếch và ngây thơ.
Đây là câu hỏi rất hay mà bạn nhất định phải biết câu trả lời. Nếu không trả lời được xem như bạn thất bại nằm chắc trong tay.
Giống như người lính ra trận mà không hề luyện tập, không vũ khí, không mảnh giáp thì không thể có cơ hội chiến thắng trừ phi chấp nhận bị bắt làm tù bình thì mới sống được ….
Bạn cần phải luyện tập, cần phải học cách thương lượng đàm phán, lập kế hoạch hay chiến lược thương lượng thì nếu không thắng được 100% tối thiểu cũng được 50% (để bài sau viết rõ chiến lược chuẩn bị, nghệ thuật thương lượng đàm phán rõ hơn).
Nên trả lời thế nào cho phù hợp? Những lý do mà tôi đưa ra như trên là hết sức vớ vẩn mà bây giờ tôi mới nhận ra. Mãi sau này tôi mới nhận ra những lý do đó là cuộc sống của tôi chứ chẳng liên quan gì đến Sếp, vậy nên Anh thương thì tăng lương chút đỉnh, không thì thôi chứ mình không quyết định được.
Thay vì vậy, hãy tự hỏi “Tại sao Sếp phải tăng lương cho mình nhỉ?” bạn sẽ hiểu được ra rằng “CHỈ CẦN LÀM ĐƯỢC ĐIỀU SẾP MUỐN - CHẮC CHẮN SẼ ĐƯỢC TĂNG LƯƠNG”. Vậy Sếp muốn gì ở bạn nào? Nếu không tìm được câu trả lời thì hãy mạnh dạn hỏi “LÀM THẾ NÀO ĐỂ EM ĐƯỢC TĂNG LƯƠNG?” Bạn ngay và luôn sẽ có câu trả lời đúng nhất. Hãy mạnh dạn và thẳng thắng nhất định kết quả sẽ đến ngay.
Tác giả bài viết: Huỳnh Nhất Linh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn