Tường vây, loại tường bê tông cốt thép được dân trong ngành nghề xây dựng tin tưởng sử dụng tới trong các công trình nhà ở cao tầng, nhà ga hầm, tầng hầm sâu...phức tạp, cồng kềnh. Song song, các dự án hay các công trình đó được đánh giá hiệu quả và nhanh chóng hơn nếu biết cách nắm rõ được biện pháp thi công tường vây an toàn, chi tiết.
Vậy thi công tường vây là gì? Hay biện pháp thi công tường vây được tiến hành như thế nào? Hãy cùng theo dõi tiếp bài viết dưới đây của Nhất Nghệ, để không bỏ lỡ những thông tin bổ ích nào nhé!
Thi công tường vây là quá trình đào đất từng phần nhờ tới cẩu bánh xích kết hợp với gầu ngoạm hay gầu buồng xoắn phù hợp với vai trò tạo hố sâu, đơn vị kích thước được tính toán cụ thể, chi tiết tỉ mỉ từ sẵn.
Thi công tường vây
Khi đó, các đơn vị thi công sẽ đào tường vây/ tường dẫn nhằm định hướng và cho phép mức dao động dung dịch giữ thành với khối lượng tạm từ cốt thép hay cấu kiện gioăng chống thấm.
Có thể áp dụng biện pháp thi công tường vây đối với những công trình, dự án với độ sâu lớn cũng như đáp ứng các địa chất khác nhau. Khi tiến hành quá trình thi công, do ảnh hưởng tác động lại của độ ồn và độ rung nhỏ nên việc áp dụng biện pháp thi công tường vây thường phổ biến, rộng rãi ở các đô thị.
Bên cạnh địa hình sâu lớn thì hoàn cảnh mặt bằng thi công chật hẹp cũng không ngoại lệ ở nhiều khu đô thị. Nắm rõ được những biện pháp thi công này vẫn chưa đủ mà còn kết hợp với quy trình thi công an toàn, nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng, tiến độ, kỹ thuật và sự an toàn cho công trình đang triển khai.
Bước 2: Tiến hành việc thi công tường dẫn: Tường dẫn được hiểu là là hai dầm song song được xây dựng theo cạnh tường để hướng dẫn công cụ đào. Vai trò chính của tường dẫn góp phần xây dựng tường vây duy trì được sự liên kết ngang và đồng thời hạn chế rủi ro khi có dấu hiệu sập đất, đánh dấu vị trí bảng điều khiển và hỗ trợ những lồng thép gia cố.
Bước 3: Đào tường vây đồng thời kết hợp với sử dụng dung dịch cố định thành: Chiều sâu của hố đào theo thiết kế từ trước để đảm bảo chất lượng, tiến độ, kỹ thuật,...của công trình. Sử dụng dung dịch giữ thành với mục đích sẽ ổn định được tường vây.
Bước 4: Dọn dẹp và làm sạch hố đào
Bước 5: Sau đó, đặt khối và tấm chắn nước vào
Bước 6: Gia công và lắp đặt lồng thép theo yêu cầu
Bước 7: Đổ bê tông và hoàn tất thi công
Các thiết bị đáp ứng đủ yêu cầu và điều kiện để tiến hành thi công tường vây bao gồm máy xúc, máy cẩu, máy đào cùng một số loại thiết bị hỗ trợ khác bên cạnh. Trong đó:
Máy đào tường lại được chia ra làm hai loại chính: máy đào kiểu gầu ngoạm và máy đào dạng gầu guồng xoắn. Trên thị trường Việt Nam, loại máy gầu ngoạm bao gồm gầu đào hình chữ nhật treo trên xe cẩu vận hành bằng dây cáp vẫn chiếm phần lớn sự ưa chuộng của người sử dụng ngành xây dựng. Có rất nhiều các hãng máy đào tường thịnh hành: Bauer, Liebherr, Kobelco,..., trong đó hãng Liebherr đảm bảo độ hiệu quả về cả chất lượng và tiến độ một cách tốt nhất.
Nhất Nghệ đã đem đến những chia sẻ giá trị và liên quan nhất tới bạn đọc về biện pháp thi công tường vây đạt hiệu quả phía trên đây. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm tới bài viết và hy vọng nó sẽ giải đáp được những thắc mắc còn bỏ ngỏ!
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn