Hiện nay, có rất nhiều khách hàng thắc mắc về thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở như thế nào? Gia chủ cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì để xin được giấy phép cho xây dựng nhà ở? Vì thế, để đáp ứng mọi vướng mắc pháp lý về vấn đề này thì luật sư của công ty Nhất Nghệ sẽ giải đáp cụ thể qua bài viết dưới đây!
Gia chủ có nhu cầu xây nhà cần phải nắm rõ các bước trong thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở để tiết kiệm được thời gian, tránh ảnh hưởng đến tiến độ của quá trình thi công đã dự tính sẵn. Thủ tục này sẽ bao gồm 3 bước sau:
Các bạn cần đến Trung tâm phục vụ hành chính công hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của UBND cấp huyện để nộp hồ sơ xin giấy phép.
Tại đây, bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra hồ sơ xin giấy phép của bạn đã đầy đủ và đúng quy định của Pháp luật hay chưa. Nếu chưa đủ giấy tờ sẽ yêu cầu gia chủ bổ sung và hoàn thiện thêm giấy tờ theo quy định. Còn hồ sơ đã đầy đủ thì bộ phận này sẽ trao cho gia chủ giấy biên nhận. Trong trường hợp phải xem xét thêm hồ sơ thì cơ quan sẽ gửi thông báo bằng văn bản cho các bạn biết lý do cụ thể, đồng thời báo cáo cho cấp cao có thẩm quyền giải quyết.
Sau khi cơ quan cấp giấy phép đã giải quyết xong sẽ gửi giấy phép đến nơi tiếp nhận kết quả. Bạn cần đến đó đóng lệ phí để nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu mộc đỏ. Trong trường hợp hồ sơ của bạn không được xét duyệt do không đủ điều kiện để cấp giấy phép, cơ quan sẽ gửi cho bạn một văn bản trả lời nêu đầy đủ lý do.
Theo quy định của Pháp Luật thì hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà ở sẽ bao gồm những giấy tờ sau:
Đơn xin phép cấp giấy phép xây dựng nhà ở.
Bản sao (bản photo công chứng) một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của bạn theo quy định của Pháp Luật về đất đai.
2 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng nhà ở gồm 2 bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công đều được. Mỗi bộ gồm có:
Bản vẽ mặt bằng công trình xây dựng trên lô đất với tỷ lệ 1/50 đến 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí của công trình sắp xây dựng.
Bản vẽ mặt bằng các tầng nhà, mặt cắt đứng và mặt cắt chính của công trình với tỷ lệ 1/50 đến 1/200.
Bản vẽ mặt bằng móng với tỷ lệ 1/50 đến 1/200 và mặt cắt móng có kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống thoát nước thải trong nhà, hệ thống cấp điện, cấp nước sinh hoạt.
Đối với công trình xây dựng nhà ở có công trình liền kề thì phải có báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng để đảm bảo được sự an toàn đến với công trình liền kề đó hoặc đối với công trình xây chen có tầng hầm lân cận.
Cuối cùng là kèm theo giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy.
Sau khi đã nắm bắt được thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở cũng như hồ sơ xin cấp phép thì ở phần này, Nhất Nghệ sẽ mô tả quy trình cấp giấy phép để gia chủ có thể tính toán được thời gian của mình, tránh ảnh hưởng đến tiến độ của công việc.
Đầu tiên, gia chủ nộp 2 bộ hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Có 3 trường hợp xảy ra:
Trong thời hạn 7 ngày kể từ khi nhận hồ sơ của các bạn, cơ quan có thẩm quyền sẽ tổ chức thẩm định hồ sơ và kiểm tra tình hình thực địa. Nếu xác định hồ sơ thiếu giấy tờ, không đúng theo thực tế hay không theo quy định của pháp luật thì sẽ thông báo bằng văn bản cho bạn đi bổ sung hồ sơ.
Nếu hồ sơ bổ sung vẫn không đáp ứng yêu cầu thì trong 5 ngày làm việc, cơ quan sẽ hướng dẫn cụ thể cho gia chủ hoàn thiện hồ sơ. Nếu vẫn không đáp ứng được thì trong vòng 3 ngày, cơ quan sẽ trả kết quả bằng văn bản về lý do không đủ điều kiện để cấp giấy phép.
Tất cả các hồ sơ hợp lệ sẽ được cơ quan xem xét trong 20 ngày làm việc đối với trường hợp xây dựng công trình bao gồm giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép di dời và giấy phép điều chỉnh. Đối với công trình nhà ở riêng lẻ sẽ là 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.
Trong trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cơ quan cần phải xem xét thêm thì họ sẽ gửi thông báo bằng văn bản cho các bạn biết lý do. Đồng thời báo cáo cho cấp trên giải quyết trong vòng 10 ngày tiếp theo.
Qua bài viết trên, Nhất Nghệ đã cung cấp cho các bạn các thông tin bổ ích về thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở mới nhất hiện nay. Nếu gia chủ có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp sớm nhất nhé.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn