Chuẩn bị mặt bằng thi công là công việc bắt buộc phải thực hiện trước khi tiến hành xây dựng công trình. Chuẩn bị mặt bằng chỉ được bắt đầu sau khi đã hoàn thiện kế hoạch và hồ sơ xây dựng. Vậy nhà thầu cần phải lưu ý những vấn đề gì khi chuẩn bị mặt bằng trước khi thi công? Theo dõi bài viết dưới đây của Nhất Nghệ để biết thêm thông tin chi tiết!.
1. Quy định về chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng
Chuẩn bị mặt bằng thi công là bước rất quan trọng trong quá trình xây dựng. Công tác chuẩn bị mặt bằng cần phải được nghiệm thu theo đúng tiêu chuẩn đã quy định. Bao gồm:
- Chuẩn bị mặt bằng cần đúng theo thiết kế, yêu cầu và quy định có liên quan
- Công trình cần được hoàn thiện trên mặt bằng xây dựng gồm: đường đi, hàng rào, sân phơi, khu vực trồng cây xanh hay các hệ thống kỹ thuật hạ tầng khác
- Đất nền phải phù hợp với thiết kế trước đó. Có thể sử dụng các loại đất cát, đất sét, hỗn hợp xỉ…
- Khu vực trồng cây cần phải có lớp đất màu dễ thoát nước
- Dọn dẹp mặt bằng thi công như đá dăm, bê tông
Công tác Chuẩn bị mặt bằng thi công phải theo đúng quy định
2. Yêu cầu chung khi chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng
- Bao quanh khu vực công trình thi công cần phải có hàng rào ngăn cách. Trong trường hợp có đường giao thông công cộng đi qua thì phải mở đường khác. Hoặc đặt biển báo đi chậm để các phương tiện giảm tốc độ khi lưu thông
- Mặt bằng thi công cần có hệ thống thoát nước tốt, sạch sẽ, khô ráo, không có tình trạng ứ đọng nước hoặc nước chảy xuống hố công trình
- Mặt bằng ở vùng gần biển, gần sông suối thì phải có các biện pháp chống sạt lở
- Công trình phụ trợ nhưng có yếu tố độc hại thì cần phải đặt ở cuối hướng gió và có biện pháp ngăn ngừa độc hại đúng quy định
- Giếng, hầm, hố có nắp đậy kín, rào chắn hoặc đèn báo hiệu
- Không được đổ vật liệu từ trên cao xuống khi chưa có rào chắn, biển báo hay cảnh giới
- Đối với khu vực đang tiến hành thi công thì cần phải có đèn báo hiệu vào ban đêm
3. Chuẩn bị mặt bằng thi công cần làm những việc gì?
Chuẩn bị mặt bằng thi công không phải là công việc đơn giản chút nào. Có rất nhiều hạng mục mà bạn cần phải hoàn thành, có thể kể đến như sau:
3.1 Khảo sát mặt bằng
Việc khảo sát mặt bằng sẽ giúp chủ thầu đánh giá được tổng quan khối lượng công việc. Từ đó đưa ra được kế hoạch giải phóng mặt bằng chính xác và hiệu quả nhất. Bao gồm việc huy động máy móc, nhân công lao động và thời gian hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng.
3.2 Tiến hành giải phóng mặt bằng
- Xác định mạng lưới cọc, tọa độ và cao độ công trình
- Xác định công trình và cây xanh có thể giữ lại
- Các công việc giải phóng mặt bằng: tháo dỡ công trình cũ, phát quang cây cối, di chuyển các hệ thống điện nước, đường dây thông tin
Công tác giải phóng mặt bằng thi công
3.3 Công tác chuẩn bị mặt bằng thi công
Chuẩn bị mặt bằng thi công được hiểu là việc san lấp mặt bằng. Đồng thời xây dựng các công trình phục, nhằm phục vụ cho công tác thi công như nhà xưởng, kho bãi, điện, nước, đường đi lại…
3.4 Nghiệm thu mặt bằng
- Hệ thống kỹ thuật và các công trình ngầm khi được phá bỏ cần phải được san phẳng về trạng thái ban đầu, nén chặt hố theo đúng yêu cầu
- Hệ thống thoát nước tạm thời cần phải đáp ứng yêu cầu thoát nước tốt, không bị đọng nước
- Khu vực cây xanh nếu được giữ lại thì phải có biện pháp bảo vệ tránh bị hư hại khi thi công công trình
- Những cây không giữ lại thì phải phát quang, phá bỏ và dọn dẹp sạch sẽ
4. Những lưu ý khi chuẩn bị thi công mặt bằng
- Công tác chuẩn bị mặt bằng thi công cần đáp ứng những yêu cầu của chủ đầu tư và tuân thủ theo các quy định của Nhà nước.
- Việc chuẩn bị mặt bằng thi công càng tốt thì quá trình thi công xây dựng diễn ra càng thuận lợi và tiết kiệm thời gian. Vì thế, bạn nên đặc biệt quan tâm đến nội dung này để thi công mặt bằng đạt được hiệu quả tốt nhất
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những lưu ý và công việc quan trọng khi chuẩn bị mặt bằng thi công. Để được tư vấn kỹ hơn về giai đoạn này, hãy liên hệ với Nhất Nghệ theo số hotline ngay hôm nay. Chúng tôi sẽ giải đáp và hướng dẫn bạn trong thời gian sớm nhất!
Xem thêm: Các Loại Máy Xây Dựng Không Thể Thiếu Hiện Nay