Quy Trình Nghiệm Thu Công Trình Xây Dựng Hoàn Chỉnh

Thứ tư - 08/12/2021 12:16
Nghiệm thu công trình là công đoạn quan trọng, cần làm theo một quy trình cụ thể. Bài viết dưới đây Nhất Nghệ sẽ chia sẻ cho bạn quy trình nghiệm thu công trình xây dựng hoàn chỉnh chi tiết nhất
Quy Trình Nghiệm Thu Công Trình Xây Dựng
Quy Trình Nghiệm Thu Công Trình Xây Dựng

Nghiệm thu công trình là quá tình kiểm tra, thu nhận và kiểm định chất lượng công trình sau khi thi công. Bước làm này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho người sử dụng trước khi đưa công trình vào vận hành. Dưới đây là quy trình nghiệm thu công trình xây dựng hoàn chỉnh chi tiết nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo!

1.      Tại sao cần nghiệm thu công trình xây dựng?

Quá trình nghiệm thu sẽ giúp cơ quan chức năng có thể đánh giá chi tiết, đầy đủ nhất về chất lượng công trình sau khi hoàn thành. Về cơ bản, khi công trình được thi công theo đúng bản vẽ thiết kế, gần như sẽ đảm bảo được chính xác các thông số quan trọng và là căn cứ để đánh giá công trình đảm bảo chất lượng.

Tuy nhiên, mặc dù đã thực hiện theo đúng bản vẽ thiết kế, nhưng không thể tránh khỏi những sai sót khi thực hiện mà ngay cả chủ thầu cũng không thể phát hiện được. Do đó, việc nghiệm thu công trình xây dựng là hoàn toàn cần thiết, giúp đảm bảo an toàn cũng như chất lượng công trình trong tương lai.  

2.     Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, thiết bị trước khi xây dựng

Nghiệm thu công trình xây dựng sẽ bao gồm các công việc sau:

-         Kiểm tra vật liệu

-         Kiểm tra cấu kiện

-         Kiểm tra thiết bị xây dựng

Hiện nay, những vật liệu, cấu kiện và thiết bị trước khi tiến hành công tác xây lắp ngoài công trường đều phải trải qua bước kiểm tra thông tin kỹ lưỡng. Toàn bộ quá trình và kết quả kiểm tra sẽ được thể hiện trên văn bản, có sự xác nhận từ phía chủ đầu tư và đại diện chủ thầu xây dựng.

3.      Quy trình nghiệm thu công trình xây dựng

Quy trình nghiệm thu công trình xây dựng sẽ bao gồm 3 bước cơ bản. Đó là: nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp và nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.

quy trinh nghiem thu cong trinh xay dung

Quy trình nghiệm thu công trình hoàn chỉnh

3.1   Nghiệm thu công việc xây dựng

Nghiệm thu công việc xây dựng được xem là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình nghiệm thu. Công tác nghiệm thu công việc xây dựng sẽ bao gồm:

-         Kiểm tra hệ thống giàn giáo, chống đỡ tạm và các biện pháp bảo đảm an toàn cho người lao động

-         Kiểm tra bao quát tình hình hiện tại của công trình nghiệm thu

-         Kiểm tra kết quả thử nghiệm và đo lường để xác định khối lượng, chất lượng công trình

-         So sánh giữa bản vẽ thiết kế, những chỉ số kỹ thuật với số liệu thực tế kiểm tra, đánh giá

-         Đánh giá toàn bộ kết quả công đoạn nghiệm thu công việc xây dựng. Lập bản vẽ hoàn công đối với từng công việc khác nhau

3.2   Nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp

Nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp nhằm mục đích đánh giá qus trình thực hiện có đảm bảo chất lượng hay không. Nội dung quá trình nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp bao gồm việc kiểm tra những đối tượng nghiệm thu ngay tại hiện trường và biên bản nghiệm thu cấu kiện có liên quan.

Sau đó là công việc kiểm tra kết quả thí nghiệm, đo lường nhằm mục đích xác định chất lượng, khối lượng nguyên vật liệu và kết cấu của các bộ phận công trình. Công việc cụ thể như sau:

-         Thử nghiệm những loại bể chứa và áp lực đường ống dẫn

-         Kết quả vận hành, hiệu chỉnh và thí nghiệm toàn bộ máy móc thiết bị

-         Kiểm tra tài liệu đo đạc khối lượng kết cấu

3.3   Nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng

Bước cuối cùng trong nghiệm thu công trình xây dựng đó là nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng. Sau đó trình kết quả lên cơ quan Nhà nước để văn bản nghiệm thu công trình được công nhận và đủ điều kiện đưa vào sử dụng. Quá trình nghiệm thu hoàn thành công trình gồm các công việc sau:

-         Kiểm tra toàn bộ hiện trường

-         Kiểm tra khối lượng và chất lượng thực tế so với bản vẽ được duyệt

-         Kiểm tra kết quả hoạt động của các thiết bị

-         Kiểm tra kết quả quan trắc, đo đạc của các hạng mục công trình

-         Kiểm tra các điều kiện an toàn của công trình

-         Kiểm tra hồ sơ hoàn công công trình

4.       Hồ sơ nghiệm thu hoàn chỉnh cho một công trình gồm những gì?

Để công trình được đánh giá an toàn, đảm bảo các yêu cầu khi đưa vào sử dụng thì chủ đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ nghiệm thu như sau:

  • Danh mục tài liệu khởi công công trình

  • Lệnh khởi công

  • Biên bản bàn giao mốc vị trí, cao độ chuẩn – mặt bằng thi công

  • Biên bản họp công trường

  • Phiếu yêu cầu

  • Biên bản giao nhận hồ sơ

  • Báo cáo nhanh, báo cáo theo tuần, báo cáo theo tháng

  • Phiếu chấp thuận vật liệu và thành phẩm xây dựng, phiếu chấp thuận thay đổi vật liệu/thành phẩm (nếu có)

  • Phiếu lấy mẫu vật liệu tại hiện trường

  • Bảng theo dõi kết quả kiểm nghiệm: đất, thép, bê tông

  • Chỉ dẫn thi công

  • Lắp đặt thiết bị chạy thử liên động có tải (phần nước)

  • Biên bản xử lý kỹ thuật

  • Chỉ thị công trường

  • Phiếu kiểm tra công tác sửa chữa

  • Phiếu yêu cầu nghiệm thu

  • Nghiệm thu công tác xây dựng:  chất lượng cọc BT trước khi đóng, chất lượng cọc BTCT trước khi ép – NB, chất lượng cọc BTCT trước khi ép – CB, chi tiết nối cọc – NB, chi tiết nối cọc – CB, công tác đóng cọc, công tác ép cọc

  • Báo cáo tổng hợp đóng cọc, báo cáo tổng hợp ép cọc

  • Nghiệm thu công tác xây dựng: công tác hố đào; công tác BT lót (nội bộ nhà thầu); công tác BT lót (giữa các bên); công tác ván khuôn, cốt thép (nội bộ nhà thầu); công tác ván khuôn, cốt thép (giữa các bên); chất lượng BT

  • Biên bản kiểm tra cao độ hoàn thiện

  • Nghiệm thu công tác xây dựng: xây tường – NB, tác xây tường – CB

  • Biên bản nghiệm thu công tác: tô trát – NB; tô trát – CB; tô đá rửa; sơn nước; láng nền; lát nền; ốp gạch; lắp đặt cửa – NB; lắp đặt cửa – CB; dựng trần – NB; dựng trần – CB; gia công cấu kiện thép; lắp dựng cấu kiện thép; công tác lợp mái

  • Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng

  • Biên bản nghiệm thu công trình để đưa vào sử dụng

  • Bảng kê những thay đổi so với thiết kế đã được phê duyệt

  • Biên bản xác nhận thay đổi thiết kế

  • Biên bản phát sinh

  • Bảng kê những hư hỏng, sai sót; các khiếm khuyết về chất lượng cần được sửa chữa, các công việc chưa hoàn thành

  • Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố của công trình xây dựng

  • Báo cáo nhanh sự cố công trình

  • Biên bản nghiệm thu hệ thống điện: đường ống điện, đường dây dẫn điện, bãi tiếp địa, bảng đo điện trở, bảng đo thông mạch dây dẫn

  • Biên bản nghiệm thu hệ thống nước: đường ống nước, lắp đặt tĩnh thiết bị (phần nước), lắp đặt thiết bị chạy thử đơn động không tải (phần nước), lắp đặt thiết bị chạy thử liên động không tải (phần nước)

  • Kế hoạch triển khai giám sát

  • Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng

  • Phiếu kiểm tra bản vẽ trước khi tiến hành thi công

  • Bảng theo dõi – kiểm tra: vật tư nhập vào công trình, lấy mẫu bê tông tại hiện trường, lấy mẫu thép tại hiện trường

  • Phiếu trình mẫu vật liệu điện

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến quy trình nghiệm thu công trình xây dựng hoàn chỉnh. Hy vọng những thông tin mà Nhất Nghệ chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn. Cảm ơn các bạn độc giả đã quan tâm và theo dõi bài viết!

Nguồn: Sưu tầm 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh – Nhà đào tạo, người truyền cảm hứng cho Kỹ sư Xây dựng. Huỳnh Nhất Linh 17 năm kinh nghiệm hoạt động xây dựng, đào tạo và tư vấn.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây