Gạch thẻ là gì? Lưu ý cách xây dựng nhà bằng gạch thẻ

Thứ tư - 05/10/2022 12:17
Gạch thẻ là gì? Có thể xây dựng nhà bằng gạch thẻ hay không? Hãy để Nhất Nghệ giải đáp thắc mắc này cho bạn nhé!

Gạch thẻ là một loại vật liệu rất được ưa chuộng sử dụng trong xây dựng. Chúng có khả năng chống thấm cực tốt nên thường được dùng để lát nền hoặc ốp tường. Tuy nhiên, có rất nhiều bạn trẻ đam mê ngành xây dựng nhưng chưa hiểu rõ về loại gạch này và không biết liệu có thể xây dựng nhà bằng gạch thẻ được hay không? Thế nên, hôm nay Nhất Nghệ xin chia sẻ đến các bạn các thông tin về gạch thẻ nhé.

Gạch thẻ là gì?

Gạch thẻ hay còn được gọi với cái tên gạch chỉ, đây là một loại vật liệu xây dựng có hình chữ nhật. Thành phần chính của gạch thẻ chủ yếu là bột đá kết hợp với đất sét và một số chất phụ gia. Nhờ vào quy trình sản xuất nghiêm ngặt và chất lượng nên gạch thẻ có khả năng chống thấm nước tốt, không bị phai màu hay bong tróc trước tác động của môi trường khắc nghiệt.

Gạch thẻ được thiết kế đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng để phục vụ cho các công trình. Nó được sử dụng rất phổ biến trong xây dựng như lát nền nhà hoặc ốp tường. Ngoài ra, nó còn được dùng để trang trí nội thất hoặc tường ngoại thất cho căn nhà. Chính vì thế, rất nhiều người đã lựa chọn xây dựng nhà bằng gạch thẻ để đảm bảo độ vững chắc cũng như tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của mình.

Các loại gạch thẻ

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều gạch thẻ với mẫu mã khác nhau. Do vậy, khi muốn xây dựng nhà bằng gạch thẻ bạn phải hiểu rõ từng loại gạch để phục vụ cho công trình của mình. Dựa vào mục đích sử dụng, người ta chia gạch thẻ thành 2 loại gồm:

Gạch thẻ xây dựng

Gạch thẻ xây dựng là loại gạch thẻ có màu đỏ sẫm được làm từ đất sét nung. Loại gạch này có kết cấu khá bền vững và được sử dụng chủ yếu để xây phần thô cho ngôi nhà. Nếu các bạn đang có cân nhắc xây dựng nhà bằng gạch thẻ thì đây là một ý tưởng không tồi.
 

Gạch thẻ xây dựng
Gạch thẻ xây dựng

Hiện nay, gạch thẻ dùng trong việc xây dựng sẽ gồm 4 mẫu khác nhau tùy vào tính chất của ngôi nhà:

Gạch thẻ đặc

Loại này có kích thước là 195 x 90 x 55 (mm). Ưu điểm của loại gạch thẻ này là khả năng chống chịu các tác động bên ngoài cực tốt và làm mát tường nhà. Tuy nhiên, trọng lượng của nó cũng khá nặng nên dễ gây áp lực lên tường nhà của bạn.

Gạch thẻ 2 lỗ

Loại gạch này có kích thước là 180 x 80 x 45 (mm). Khác với gạch thẻ đặc, loại này có khả năng chống thấm và chịu lực khá kém nên chỉ phù hợp với các ngôi nhà cấp 4. Nếu bạn đang có nhu cầu muốn xây dựng nhà bằng gạch thẻ 2 lỗ thì phải tuyệt đối tránh những nơi có độ ẩm cao như nhà vệ sinh hoặc phòng tắm,…

Gạch thẻ 4 lỗ

Loại này có kích thước 180 x 80 x 80 (mm), được làm bằng đất sét nung hoặc hỗn hợp đá, cát, xi măng và một số chất phụ gia khác. Tuy nhiên, gạch thẻ 4 lỗ không cần phải nung như những loại gạch khác.

Gạch thẻ 6 lỗ

Gạch này có kích thước 195 x 135 x 90 (mm) và có khả năng cách âm và chống thấm vô cùng tốt. Sẽ là một quyết định đúng đắn nếu bạn sử dụng gạch thẻ 6 lỗ để xây dựng biệt thự hay các ngôi nhà có quy mô lớn.
 

Các loại gạch thẻ dùng để xây dựng
Các loại gạch thẻ dùng để xây dựng

Gạch thẻ xây ốp tường

Gạch thẻ ốp tường là loại gạch cao cấp có kích thước nhỏ nhưng độ cứng của gạch rất cao, được sử dụng để ốp tường và trang trí của nhiều gia chủ. Gạch ốp tường còn được thiết kế nhiều hoa văn, họa tiết độc đáo làm tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Vì thế loại gạch này rất được các gia chủ ưa chuộng để ốp tường ngoại thất và nội thất.
 

Gạch thẻ xây ốp tường
Gạch thẻ xây ốp tường

Gạch thẻ ốp tường ngoại thất

Với khả năng làm tăng tính thẩm mỹ và mang đậm dấu ấn cá nhân thì đây sẽ là một vật liệu xây dựng tuyệt vời. Giúp cho gia chủ sở hữu được một ngôi nhà đẹp, ấn tượng mà lại tiết kiệm được rất nhiều chi phí xây dựng. Ngoài ra, gạch thẻ ốp ngoại thất cũng có thể sử dụng ốp chân tường bên ngoài. Điều này sẽ giúp các gia chủ hạn chế được những bụi rêu mốc bám xung quanh.

Gạch thẻ ốp tường nội thất

Đây là loại gạch ốp ở bên trong ngôi nhà, thường được dùng để trang trí ở phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp và nhà tắm. Nhưng lưu ý khi xây dựng nhà bằng gạch thẻ này, bạn nên chọn những loại gạch thẻ có men khô và bề mặt nhám thay vì gạch mịn để ốp phòng ngủ hoặc phòng khách.

Còn đối với khu vực nhà bếp, nhà tắm bạn nên chọn các loại gạch men bông sẽ phù hợp hơn. Bởi vì nó có khả năng chống thấm tốt nên sẽ thuận tiện trong việc lau chùi và dọn dẹp vệ sinh.

Ưu nhược điểm của xây dựng nhà bằng gạch thẻ

Xây dựng nhà bằng gạch thẻ sẽ có những ưu thế và bất lợi khác nhau. Vì thế bạn cần cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định lựa chọn gạch xây nhà nhé.

Ưu điểm

  • Trải qua quá trình nung nóng 1200 độ C nên gạch thẻ có độ chống chịu tốt, bền bỉ và cứng cáp.

  • Độ thấm nước của gạch luôn dưới mức 1% nên có khả năng chống được các ẩm mốc, rong rêu bám vào.

  • Chân gạch có dạng rãnh, hàm ếch vừa giúp gạch bám dính vào tường, vừa giúp chống thấm từ bên ngoài như mưa gió, tia UV chiếu vào,…

  • Xây dựng bằng gạch thẻ sẽ mang lại tính thẩm mỹ cao cho ngôi nhà của bạn.

  • Màu sắc, chủng loại của gạch thẻ đa dạng, phù hợp với nhiều phong cách từ cổ điển đến hiện đại.

  • Dễ dàng dọn dẹp vệ sinh, loại bỏ các bụi bẩn bám trên bề mặt gạch.

  • Thuận tiện trong việc thi công, tạo ra nhiều kiểu ốp tường độc lạ, mang dấu ấn riêng cho gia chủ.
     

    Ưu điểm khi xây dựng nhà bằng gạch thẻ
    Ưu điểm khi xây dựng nhà bằng gạch thẻ

Nhược điểm

  • Giá thành của gạch thẻ khá cao trên thị trường, có những mẫu gạch lên đến hàng triệu đồng cho một mét vuông.

  • Do kích thước của gạch thẻ khá nhỏ nên cần thợ xây có tay nghề mới có thể thi công đẹp và phẳng.

Lưu ý cách xây dựng nhà bằng gạch thẻ

Theo kinh nghiệm từ các chuyên gia xây dựng thì quá trình thi công xây dựng nhà bằng gạch thẻ cần ghi nhớ nguyên tắc sau: “ Ngang bằng, đứng thẳng, mặt phẳng, góc vuông, mạch không trùng, mạch đầy, khối xây đặc chắc, đều và đẹp”. 

Để hiểu rõ hơn bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Ngang bằng nghĩa là xây khối tường vuông vức và bằng phẳng, đảm bảo xây không trùng với mạch giữa của hàng gạch dưới với hàng gạch trên. Với mạch dọc, cho phép trùng mạch 4 đến 5 hàng, nếu chẳng may bị trùng mạch thì bạn cứ xây 3 – 5 hàng dọc sẽ xây một hàng ngang.

  • Đứng thẳng tức là xây dựng nhà bằng gạch thẻ theo phương thẳng đứng. Điều này sẽ đảm bảo cho ngôi nhà phát huy khả năng chịu lực tốt nhất.

  • Gạch ngang phải là gạch đặc để tránh được tình trạng sạt lỡ, sụt lún. Trong trường hợp không dùng gạch ngang để khóa mạch thì có thể thay bằng thép. Nó sẽ giúp tăng cường sự liên kết giữa các hàng gạch thẻ.

  • Gạch nung có chiều dài phải gấp 2 lần chiều rộng và gấp 3 lần chiều dài, tính cả mạch vữa 10 mm.

  • Xây tường loại 220  và hàng gạch mộc dưới cùng luôn quanh ngang. Điều này vừa giúp chia đều tải trọng cho 2 bên, vừa giúp phân bổ mạch xây dễ dàng.

  • Cuối cùng, các khối gạch thẻ phải được thi công tỉ mỉ, vuông góc để làm tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
     

    Lưu ý cách xây nhà bằng gạch thẻ
    Lưu ý cách xây nhà bằng gạch thẻ

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp cho các bạn có sở thích xây dựng hiểu thêm về gạch thẻ, cũng như biết cách xây dựng nhà bằng gạch thẻ dễ dàng. Nếu bạn đang có nhu cầu muốn học hỏi thêm về ngành xây dựng thì có thể liên hệ với Nhất Nghệ để được tư vấn cụ thể nhé!

>>Tìm hiểu thêm:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh – Nhà đào tạo, người truyền cảm hứng cho Kỹ sư Xây dựng. Huỳnh Nhất Linh 17 năm kinh nghiệm hoạt động xây dựng, đào tạo và tư vấn.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây