Một số cách làm móng nhà 2 tầng phổ biến nhất hiện nay

Thứ hai - 25/10/2021 00:25
Nhu cầu xây nhà 2 tầng hiện nay rất phổ biến. Vậy nhà 2 tầng nên xây móng gì? Cách làm móng nhà 2 tầng nào an toàn nhất hiện nay? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Hiện nay nhu cầu xây nhà 2 tầng lớn hơn nhu cầu xây nhà cấp 4, nhà hộp do phương án này giúp tối ưu diện tích không gian tốt hơn. Nhà 2 tầng có mức độ tải trọng không quá cao, có nhiều phương án xây dựng phần móng phù hợp để bạn lựa chọn. Để chọn cách làm móng nhà 2 tầng an toàn và phù hợp, bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Nhà 2 tầng bằng móng cọc

Móng cọc là cách làm móng nhà 2 tầng được ứng dụng rất phổ biến. Móng cọc truyền tải trọng lượng của công trình xuống lớp đất dựa vào cọc và đài cọc, lực được truyền xuống tận sỏi đá nằm dưới sâu.

Những công trình nhà có địa hình phức tạp, nền đất yếu thường sẽ ứng dụng phương pháp móng cọc. Đơn vị thi công công trình sẽ đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu để nâng cao khả năng chịu tải trọng cho ngôi nhà.

Loại cọc được sử dụng để gia cố xuống lòng đất là cọc tre hoặc cọc tràm, kể cả cọc bê tông cốt thép. Phương pháp ép cọc xuống nền đất tuy tốn kém về kinh phí nhưng thi công nhanh gọn, khả năng chịu tải của công trình cực tốt.
 

mong coc xay nha
Móng cọc xây nhà

Nhà 2 tầng bằng móng băng

Móng băng là một trong các loại móng nhà 2 tầng được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Cách làm móng nhà 2 tầng này vừa đảm bảo an toàn cho công trình vừa giúp tiết kiệm chi phí thi công. Loại móng này có chiều dài lớn hơn chiều rộng, thường được bố trí dưới tường, dưới dãy cột, dưới nhà.

Đối với các nền đất yếu, khi sử dụng móng băng cho nhà 2 tầng, đơn vị thi công cần dầm đất cho chặt  và bố trí các khe lún để nâng cao độ an toàn và vững chắc cho dự án. Hiện nay móng băng gồm 3 loại: móng cứng, móng mềm, móng kết hợp. 

Nhà 2 tầng bằng móng bè

Một cách làm móng nhà 2 tầng nữa thường xuyên được áp dụng với nền đất yếu đó là móng bè. Ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có mạch nước nước bên dưới. Bên cạnh đó, một số công trình hiện nay cũng yêu cầu sử dụng loại móng công trình này.

Tuy nhiên rất ít công trình ứng dụng phương pháp này, vì trọng tải của nhà 2 tầng thường không quá lớn. Chỉ đối với những công trình xây dựng trên nền đất quá yếu thì mới cần sử dụng móng bè để giảm tải trọng, phân bố lực đều lên nền đất, tránh hiện tượng sụt lún.
 

mong be xay nha
Móng bè xây nhà 2 tầng

Nhà 2 tầng bằng móng đơn

Bên cạnh những cách làm móng nhà 2 tầng kể trên, hiện nay rất nhiều đơn vị áp dụng phương pháp móng đơn. Loại móng này sử dụng 1 cột hoặc một cụm cột có tác dụng hấp thu tải trọng của căn nhà. Phương án xử lý móng  này có kinh phí khá thấp, tuy nhiên tác dụng chịu lực tùy thuộc vào thành phần cấu tạo và mác bê tông, cột bê tông chất lượng thì chịu tải cao và ngược lại. Phương pháp này thường được ứng dụng với nền đất cứng,địa chất tốt.

Mỗi cách làm móng nhà 2 tầng đều có ưu/khuyết điểm song song tồn tại. Tùy vào tính chất địa lý và tính chất công trình mà đơn vị thi công sẽ gợi ý cho bạn phương án xử lý phần móng phù hợp. 

Hi vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi phần nào giúp đỡ được các bạn biết được các cách làm móng nhà 2 tầng phổ biến nhất hiện nay.  Nếu đang có nhu cầu tư vấn, thiết kế và xây dựng bạn vui lòng liên hệ Nhất Nghệ để được tư vấn nhanh nhất. 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh – Nhà đào tạo, người truyền cảm hứng cho Kỹ sư Xây dựng. Huỳnh Nhất Linh 17 năm kinh nghiệm hoạt động xây dựng, đào tạo và tư vấn.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây