Một dự án nếu được quản lý tốt sẽ đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn, dựa theo dự toán và ngân sách. Tất nhiên, trong quá trình thi công dự án sẽ phát sinh nhiều chi phí khác. Nếu muốn dự án của bạn luôn nằm trong phạm vi ngân sách thì bạn cần chủ động quản lý ngân sách của dự án một cách có hệ thống. Những chia sẻ về kinh nghiệm quản lý ngân sách dự án xây dựng cơ bản vô cùng hiệu quả trong bài viết này có thể sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
Việc quản lý chi phí dự án gồm có 3 quy trình: dự toán chi phí, lập ngân sách và kiểm soát chi phí. Cả 3 quy trình đều gắn bó mật thiết với nhau. Cụ thể 3 quy trình này được triển khai như thế nào? Cùng theo dõi nhé!
Dự toán chi phí là bước đầu tiên của kinh nghiệm quản lý ngân sách dự án xây dựng cơ bản mà chúng tôi muốn chia sẻ. Đây cũng là phần rất quan trọng đối với việc quản lý ngân sách dự án. Dự toán chi phí được sử dụng cho các loại hoạt động như dự báo, lên kế hoạch nguồn lực và nhân sự, lập ngân sách….
Dự toán chi phí được xem là một bản đánh giá để biết dự án sẽ phải mất bao nhiêu chi phí cho các nguồn lực nếu muốn hoàn thành. Mặt khác, bạn cũng có thể xem xét một số lựa chọn chi phí thay thế để đưa vào dự toán.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nhiều công cụ và kỹ thuật hiện đại để hoàn thành dự toán chi phí như: dự toán từ dưới lên, dự toán dựa theo chi phí nguồn lực, dự toán theo các tham số, sử dụng phần mềm dự toán hoặc dự toán dựa theo một số dự án tương tự.
Sau khi đã lập dự toán chi phí dự án, bước tiếp theo của kinh nghiệm quản lý ngân sách dự án xây dựng cơ bản là tiến hành lập ngân sách. Việc lập ngân sách có thể giúp bạn có được được nguồn ngân sách cần thiết để hoàn thành dự án.
Lời khuyên là tốt nhất bạn nên xây dựng một khoản ngân sách dự phòng cho những chi phí bất ngờ vì có thể bạn sẽ phải dùng đến nguồn ngân sách ban đầu.
Điều quan trọng đối với việc lập ngân sách là phải giữ được một mức cân bằng tốt. Trường hợp ngân sách quá cao, bạn có thể sẽ thất bại trong việc đảm bảo ngân sách cho dự án. Còn nếu ngân sách quá thấp, dự án của bạn có thể sẽ gặp nguy hiểm.
Một số công cụ sau đây sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lập ngân sách: dự toán theo tham số, tổng hợp chi phí, dòng vốn giải ngân, phân tích dự phòng,...
Kiểm soát chi phí dự án là bước thực hiện cuối cùng trong kinh nghiệm quản lý ngân sách dự án xây dựng cơ bản.
Yêu cầu thay đổi là một trong nhiều lý do khiến việc kiểm soát chi phí trở nên rất quan trọng. Một số đơn vị có thể yêu cầu bạn thực hiện thay đổi hoặc bổ sung một vài tính năng cho dự án.
Điều này có thể sẽ dẫn đến việc vượt quá ngân sách. Vì vậy, việc tạo và thiết lập một hệ thống kiểm soát chi phí hiệu quả là rất quan trọng.
Dựa theo kinh nghiệm quản lý ngân sách dự án xây dựng cơ bản, việc kiểm soát sự thay đổi chi phí dự án còn được xem là quy trình mô tả chi phí có thể được đề xuất và thực hiện thay đổi như thế nào. Nếu muốn yêu cầu thay đổi, mọi người phải sử dụng những thủ tục mà nó đã vạch ra sẵn.
Thông thường, mọi người sẽ yêu cầu nhiều hơn từ dự án nếu không có quy trình thay đổi rõ ràng. Nếu có kế hoạch kiểm soát chi phí hợp lý để đối phó với những yêu cầu này thì chi phí sẽ không vượt quá ngân sách.
Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm quản lý ngân sách dự án xây dựng cơ bản. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc quản lý nguồn ngân sách dự án hiệu quả. Chúng tôi chúc bạn thành công!
Tác giả bài viết: Huỳnh Nhất Linh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn