Tìm hiểu cách bố trí cốt thép dầm trong xây dựng

Thứ ba - 19/01/2021 02:34
Cốt thép dầm là gì? Cách bố trí cốt thép ra sao, cần lưu ý gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và đặ ra tại vncons.edu.vn. 

Cốt thép dầm là khái niệm quen thuộc với dân xây dựng. Tuy nhiên để biết cách bố trí cũng như bố trí thép dầm đúng kỹ thuật không phải ai cũng biết. Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin, vncons.edu.vn sẽ chia sẻ các thông tin liên quan đến việc bố trí thép dầm. Cùng tìm hiểu nhé!

Cốt thép dầm là gì?

Dầm là cấu kiện cơ bản trong kết cấu xây dựng, chúng có chức năng chịu tải trọng và đỡ các bộ phận phía trên như sàn, tường, mái. Dầm có tác dụng chịu uốn, chịu nén. Cốt thép dầm bao gồm 4 loại: cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo, cốt đai và cốt xiên. Dầm thép có trọng lượng nhẹ, khả năng chịu lực tốt, dễ di chuyển. 

 

cot thep dam
Cốt thép dầm

Cách bố trí cốt thép dầm đúng kỹ thuật

Cốt thép thường được bố trí theo 2 phương dọc và ngang. Mỗi phương có một cách bố trí khác nhau. Cụ thể:

Đối với tiết diện ngang:

  • Chọn đường kính cốt dầm thép dọc: Không được dùng nhiều hơn ba loại đường kính cho cốt thép chịu lực, và các đường kính phải chênh lệch nhau tối thiểu 2mm.
  • Lớp bảo vệ cho cốt thép dầm: Rất nhiều người nhầm lẫn cốt thép chịu lực và cốt thép đai, do đó cần phân biệt rõ giữa hai loại thép. Lưu ý chiều dày của lớp bảo vệ không được nhỏ hơn đường kính cốt thép.
  • Khoảng hở ở phần cốt thép: Khoảng hở ở giữa hai mép cốt thép không được nhỏ hơn đường kính cốt thép và cũng không được nhỏ hơn trị số đo. Lưu ý  không được đặt cốt thép ở hàng trên vào khe hở ở hàng dưới.
  • Giao nhau tại phần cốt thép: Khi đặt cốt thép lên trên dầm thành hai hàng cần lưu ý để cho cốt thép phía trên được được đặt vào khoảng ở giữa của hai hàng đó. 

 

kich co cot thep dam
Bố trí cốt thép dầm

Đối với phương dọc:

  • Khi bố trí cốt thép dầm theo phương dọc thường thì ở phía trên là vùng momen âm, ở phía dưới là vùng momen dương.
  • Cần đặt cốt thép ở tiết diện có momen lớn nhất trong vùng đã tính toán và lựa chọn.
  • Luôn đảm bảo số cốt thép còn lại sau khi uốn hoặc cắt phải có đủ khả năng chịu lực theo momen uốn trên các tiết diện thẳng góc và tiết diện nghiêng.
  • Ở đầu mỗi thanh cốt thép chịu lực cần phải được neo  lại thật chắc chắn.
  • Các cốt thép chịu lực phía dưới và phía trên dọc theo trục dầm nên được đặt phối hợp hoặc đặt độc lập nhau.

Lý do thi công cốt thép dầm trong công trình xây dựng

Sở dĩ kết cấu thép dầm được ứng dụng phổ biến là nhờ nó sở hữu những lợi thế vượt trội dưới đây:

  • Cốt thép dầm so với cốt thép bê tông có khả năng chịu lực tốt nhất trong số tất cả các loại vật liệu xây dựng hiện nay. Cấu trúc chắc chắn,  khả năng đàn hồi cao đáp ứng được các tiêu chuẩn trong xây dựng.
  • Liên kết trong kết cấu dầm thép rất chặt chẽ và bền vững, giúp quá trình thi công trở nên thuận lợi. bên cạnh đó, trường hợp cần thay thế cũng rất linh động và nhanh chóng.
  • Cốt dầm thép giúp rút gọn thời gian thi công nhờ kết cấu đơn giản, trọng lượng nhẹ. 
  • So với các kết cấu khác thì dầm thép có khả năng chống thấm nước, chống ẩm tốt và không xảy ra tình trạng nứt vẻ. Không chỉ nâng cao chất lượng công trình mà còn giúp tiết kiệm chi phí xây dựng.

Trên đây là 1 số thông tin liên quan đến cốt thép dầm trong công trình xây dựng mà các bạn nên lưu ý tìm hiểu. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về xây dựng, các bạn hãy truy cập vào website vncons.edu.vn để cập nhật thông tin cũng như đặt câu hỏi để được giải đáp.

Tác giả bài viết: Huỳnh Nhất Linh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh – Nhà đào tạo, người truyền cảm hứng cho Kỹ sư Xây dựng. Huỳnh Nhất Linh 17 năm kinh nghiệm hoạt động xây dựng, đào tạo và tư vấn.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây