Nằm ở vị trí dưới cùng của một công trình, tầng hầm có vai trò rất quan trọng. Để tránh những sai sót về mặt kỹ thuật mọi người cần tuân thủ quy định về xây dựng tầng hầm. Nếu có ý định xây công trình có tầng hầm, hãy tuân thủ những quy định được tổng hợp dưới đây nhé!
Khi xây dựng công trình có tầng hầm bạn cần tuân thủ theo quy định của Bộ Xây dựng về số tầng hầm, chiều sâu tầng hầm. Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng của dự án, mỗi tầng hầm có thể sở hữu kiến trúc giống hoặc khác nhau.
Đối với những công trình nhà ở dân dụng, số tầng hầm xây dựng sẽ là 1. Đối với công trình lớn thì số tầng hầm có thể lên đến 4 hoặc 5. Tuy nhiên dù công trình lớn hay nhỏ, theo quy định của Bộ Xây dựng thì tối đa chỉ được 5 tầng.
Hiểu và nắm vững quy định về xây dựng tầng hầm sẽ giúp bạn tránh được những sai sót trong quá trình thi công. Nhờ đó nâng cao chất lượng công trình, đảm bảo an toàn và nâng cao tính hiệu quả.
Theo quy định của Bộ Xây Dựng, tầng hầm phải có chiều cao tối thiểu là 2,2m, chiều cao đường dốc của hầm cũng phải hơn 2,2m. CHiều cao tầng hầm này giúp phù hợp với công trình nhà phố hay biệt thự. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và chiều cao của các loại xe mà bạn có thể tính toán xây dựng độ cao của dốc sao cho phù hợp.
Một lưu ý nhỏ khi xây tầng hầm nữa đó là thiết kế cột, đà. Nếu tầng hầm có nhiều cột, đà thì độ cao tầng hầm phải giảm xuống từ 20 đến 30cm.
Vì vậy, bạn nên đảm bảo tầng hầm nhà mình được xây dựng với chiều cao an toàn và hợp lý, để không gian thoải mái và các phương tiện lưu thông dễ dàng hơn thì hãy đảm đảm bảo tuân thủ trên 2,2m.
Bên cạnh chiều cao thì các bạn cần tuân thủ chiều sâu khi xây dựng tầng hầm. Trong quy định về xây dựng tầng hầm, khi xây dựng hầm sẽ tính từ phần mặt đất tự nhiên, bạn phải đào xuống độ sâu 1,5m trở lên.
Vậy để thi công được tầng hầm hay bán hầm buộc phải đào đất cả công trình, trung bình chiều sâu đào cho đến đáy móng là 3m.
Bên cạnh chiều sâu, khi xây dựng hầm các bạn cần quan tâm đến các yếu tố như: nền, vách hầm, giải pháp ánh sáng hay thông khí. Nền và vách hầm cần đổ bê tông chắc chắn để tránh nước ngầm hoặc nước thải từ các nhà lân cận thấm vào.
Các giải pháp thông khí và ánh sáng cũng như kết cấu của tầng hầm cần thiết kế hợp lý để đảm bảo đưa hoạt động được an toàn và hiệu quả.
Vậy đối với nhà ở phố, quy định về xây dựng tầng hầm như thế nào. Theo quy định của Pháp luật và các đơn vị có liên quan, khi xây dựng tầng hầm cho nhà phố cần tuân thủ các quy định sau:
Dựa vào độ cao của vỉa hè, phần nổi của tầng hầm không được vượt quá 1,2m
Khi xây dựng hầm, lưu ý không được vượt quá chỉ giới xây tầng, ranh lộ giới tối thiểu là 3m
Với các dự án nhà ở liền kề có mặt tiền xây dựng giáp với đường có lộ giới nhỏ hơn 6m, không được phép xây dựng tầng hầm có lối lưu thông xe ô tô cận trực tiếp với đường.
Các công trình xây dựng hiện nay phần chung đều hướng đến việc có thêm một tầng hầm để tăng không gian sử dụng. Vậy có nên hiểu được quy định về xây dựng tầng hầm sẽ thật sự bổ ích với bạn.
Bài viết hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu tường tận hơn về quy định về xây dựng tầng hầm khi thi công công trình. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về xây dựng, các bạn hãy truy cập vào website vncons.edu.vn để cập nhật thông tin cũng như đặt câu hỏi để được giải đáp.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn