Như các bạn đã biết, một dự án thi công xây dựng luôn bao gồm rất nhiều hạng mục và công việc khác nhau. Chúng được triển khai thực hiện trong một khoảng thời gian tương đối dài. Mặt khác, trong suốt quá trình thi công xây dựng, dự án sẽ luôn xuất hiện nhiều tình huống phát sinh không nằm trong dự toán hay hợp đồng đã ký kết.
Để hạn chế tình huống trên, ngày hôm nay Nhất Nghệ sẽ đưa ra một giải pháp đơn giản nhầm giúp bạn biết cách lập dự toán phát sinh cho một dự án xây dựng.
Lập dự toán phát sinh được hiểu là việc tính toán trước giá trị có thể sẽ phải chi trả thêm khi thực hiện một dự án xây dựng nào đó.
Cách lập dự toán phát sinh được lập ra dựa trên cơ sở khối lượng của các công việc được bóc tách từ bản vẽ thiết kế thi công. Ngoài ra còn dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn khác. Đương nhiên là không thể thiếu đơn giá của nhân công, đơn giá thực tế của các vật liệu và máy thi công có trên thị trường.
Chủ nhà có thể biết trước được số tiền cần phải chi trả thêm cho những sự cố ngoài ý muốn và từ đó sẽ có sự chuẩn bị trước về mặt tài chính.
Bên cạnh đó, cách lập dự toán phát sinh còn giúp chủ nhà xác định được các công việc cần phải thực hiện một cách chi tiết.
Đối với những người mới làm công việc lập dự toán này và không biết cách lập dự toán phát sinh phải bắt đầu từ đâu thì quả là khó khăn. Nhưng bạn đừng lo, Nhất Nghệ sẽ chỉ ra cho bạn hướng đi chính xác.
Bước 1: Để biết cách lập dự toán phát sinh cho dự án xây dựng, điều đầu tiên bạn cần làm đó là hình dung về trình tự các hạng mục thi công xây dựng công trình. Thông thường, trình tự của nó như sau: Chuẩn bị vật liệu thi công, dọn dẹp mặt bằng thi công, sau đó mới đến các công việc tiếp theo. Ở bước này, đối với những người mới bắt đầu, họ thường nằm trong tình trạng là sợ kể sót, kể thiếu các đầu việc.
Bước 2: Phân nhỏ các hạng mục, đầu việc trong các phần đó.
Ví dụ cụ thể như sau:
Phần móng thường sẽ được chia ra thành các công đoạn như đào đất, cốt thép móng, bê tông lót, ván khuôn móng, bê tông móng…
Phần thân bao gồm: ván khuôn, cốt thép, bê tông dầm, sàn...
Bước 3: Bước tiếp theo của cách lập dự toán phát sinh đó là xem kỹ lại bản vẽ để dự trù chi phí cho các công việc phát sinh. Nếu bạn sử dụng các phần mềm lập dự toán thì bản dự toán của bạn sẽ có độ chính xác cao hơn. Hơn nữa, khi người khác nhìn vào cũng thấy rất dễ dàng và dễ hiểu.
Có thể nói, lập dự toán phát sinh cho dự án xây dựng là một công việc khá khó khăn cho các bạn mới bắt đầu. Tuy nhiên, nếu bạn cứ kiên trì thì sẽ nhanh quen thôi.
Trong những năm gần đây, kỹ sư xây dựng đã trở thành một trong những ngành nghề được săn đón nhiều nhất. Do đó, nhu cầu tìm kiếm nơi đào tạo kỹ sư QS cũng từ đó mà tăng cao.
Để đáp ứng được nhu cầu của đông đảo các bạn trẻ hiện nay, Nhất Nghệ đã và đang nỗ lực trong việc tư vấn giải pháp quản lý chi phí xây dựng, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cũng như nghiên cứu và phát triển công nghệ xây dựng.
Đối tượng đào tạo của cơ sở đào tạo kỹ sư QS Nhất Nghệ thường là các doanh nghiệp chưa có hệ thống quản lý chi phí hợp lý hay những người mới vào nghề và muốn tìm kiếm cơ hội việc làm. Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng trên thì hãy nhanh tay đăng ký khóa học tại Nhất Nghệ nhé!
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có được một số kiến thức cơ bản về cách lập dự toán phát sinh cho doanh nghiệp.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn