Cát đắp nền (hay còn được gọi là cát san lấp nền) chính là loại cát được sử dụng để xây dựng lớp nền, lớp đệm cho những nền đất yếu. Cát đắp nền ở trạng thái bão hòa nước, ví dụ như nền đất sét pha nhão, nền đất sét, nền than bùn, nền đất pha cát, nền đất bùn,…). Thông thường, chiều dày của những lớp đất này sẽ nhỏ hơn 3m. Tiêu chuẩn cát đắp nền là gì? Mời các bạn tìm hiểu qua bài viết sau.
Nếu muốn tìm hiểu về tiêu chuẩn cát đắp nền thì trước hết chúng ta phải biết đất yếu gồm có những loại nào. Dưới đây là một số nền đất yếu trong quá trình thi công thường hay gặp:
Vì ở thời điểm hiện tại vẫn chưa có quy định nào quy định cụ thể về cát được dùng để đắp nền nên việc đưa ra tiêu chuẩn cát đắp nền chỉ dựa trên những tính toán, thí nghiệm và nhiều yếu tố kỹ thuật của kỹ sư thiết kế.
Thông thường, cát đắp nền sẽ được dùng tùy thuộc vào công trình cần san lấp. Về cơ bản, bạn cần phải đảm bảo trữ lượng cũng như các chỉ tiêu khác bằng việc khảo sát mỏ cát. Qua đó, tùy theo những đặc tính của công trình cần đắp nền mà các kỹ sư sẽ đưa ra những khảo sát, sự tính toán sao cho phù hợp với lựa chọn cát đắp nền nhất.
Ngoài ra, để có thể nắm bắt được tiêu chuẩn cát đắp nền trong thi công xây dựng công trình thì bạn cần có những thí nghiệm, đánh giá từ các kỹ sư hay chuyên gia. Do đó, bất kì một sản phẩm cát đắp nền nào khi khai thác xong cũng cần phải được thí nghiệm nhằm đưa giá kết quả đạt yêu cầu.
Bên cạnh việc tìm hiểu tiêu chuẩn cát đắp nền, chúng tôi còn muốn giới thiệu cho bạn một số biện pháp xử lý đất yếu dưới đây:
Với những đặc điểm của đất yếu đã nói ở như trên, việc đặt móng công trình xây dựng trên nền đất này đòi hỏi bạn phải có những biện pháp kỹ thuật hợp lý để có thể cải tạo khả năng chịu lực của nó. Ngoài tiêu chuẩn cát đắp nền ra thì việc xử lý khi xây dựng công trình trên nền đất yếu còn phụ thuộc vào những điều kiện như: đặc điểm công trình, đặc điểm của nền đất… và ứng với từng điều kiện, người thiết kế sẽ đưa ra một số biện pháp xử lý một cách tốt nhất.
Cụ thể, vì lý do do lún lệch và lún không đều, người ta thường làm tăng khả năng chịu lực cho kết cấu của công trình bằng các đai bê tông cốt thép. Điều này giúp làm tăng khả năng chịu ứng suất kéo khi chịu uốn, mặc khác còn có thể gia cố tại các vị trí được cho là sẽ xuất hiện ứng suất cục bộ lớn.
Trên đây là một số thông tin được tổng hợp về tiêu chuẩn cát đắp nền. Bên cạnh đó, bạn còn được cung cấp thêm một số biện pháp xử lý đất yếu thường gặp trong quá trình thi công xây dựng. Chúng tôi mong những thông tin trên sẽ giúp bạn thuận lợi và thành công trong quá trình làm việc.
Tác giả bài viết: Huỳnh Nhất Linh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn