Chỉ huy trưởng công trình xây dựng là chức danh đã được quy định rõ ràng trong luật xây dựng năm 2014. Vậy chỉ huy trưởng công trình là gì? Trách nhiệm cũng như phạm vi hoạt động chính của chức danh này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Chỉ huy trưởng công trình xây dựng là người trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm chính về những hoạt động thường xuyên trên công trường.
Đây là một chức danh đã được quy định trong hệ thống quản trị của doanh nghiệp xây dựng. Chỉ huy trưởng công trình đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định đến hiệu quả sản xuất và kinh doanh của mỗi doanh nghiệp xây dựng.
- Quản lý và đốc thúc tiến độ thi công trong phạm vi của mình
- Đưa ra bản tiến độ thi công cần thực hiện hàng tháng, thậm chí hàng tuần và thực hiện kiểm soát tiến độ thi công của nhà thầu phụ
- Kiểm tra và lập báo cáo thường xuyên với lãnh đạo cấp trên về tiến độ thi công
- Trong trường hợp có sự cố phát sinh không mong muốn, phải tiến hành tổ chức cuộc họp với các tổ đội, giám sát kỹ thuật để giải quyết nhanh chóng
- Tổ chức triển khai thi công và nghiệm thu công trình hoàn thành tiến độ, chất lượng khi ký kết với chủ đầu tư. Phan công cán bộ nhân viên thực hiện đúng theo quy định
- Trực tiếp đại diện cho công ty để giải quyết các vấn đề liên quan đến thi công công trình. CHịu trách nhiệm chính về những sai phạm của nhân viên trong quá trình thực hiện. Đảm bảo khả năng phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận có liên quan, giữa chủ đầu tư với nhà thầu và nội bộ công ty
- Nắm rõ yêu cầu thiết kế và kỹ thuật của dự án đề đưa ra giải pháp thực hiện cho phù hợp
- Khảo sát mặt bằng thi công, lập kế hoạch triển khai theo đúng dự kiến. Trang bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết như: đồ bảo hộ lao động, hệ thống điện nước, thông tin liên lạc…
- Đảm bảo cho công nhân trong quá trình thi công về công tác bảo đảm an toàn lao động, trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy…
- Lập hồ sơ hoàn công, hoàn thiện hồ sơ và nghiệm thu công trình. Lưu giữa kết quả và báo cáo lại cho công ty sau khi dự án hoàn thành. Đúc rút ra những kinh nghiệm để đào tạo lại cho bộ phận nhân viên, công nhân cấp dưới.
Điều kiện để trở thành chỉ huy trưởng công trình đã được quy định đầy đủ trong điều 53, Nghị định 59/2015//NĐ-CP, như sau:
Hạng I: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công hoặc hành nghề an toàn lao động hạng 1, đã từng làm chỉ huy trưởng công trình thi công xây dựng ít nhất một công trình cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
Hạng II: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công hoặc hành nghề an toàn lao động hạng 2, đã từng làm chỉ huy trưởng công trình thi công xây dựng ít nhất một công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.
Hạng III: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công hoặc hành nghề an toàn lao động hạng 3, đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng ít nhất một công trình cấp III hoặc 2 công trình cấp IV cùng loại.
Hạng I: Được làm chỉ huy trưởng mọi công trình cùng loại ghi trong chứng chỉ hành nghề
Hạng II: Được làm chỉ huy trưởng công trình cấp II cùng loại trở xuống, tham gia một số phần việc của công trình cấp I cùng loại và công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề
Hạng III: Được làm chỉ huy trưởng công trình cấp III và cấp IV cùng loại trở xuống, tham gia một số phần việc của công trình cấp II cùng loại và công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề
Trên đây là những quy định của pháp luật về chỉ huy trưởng công trình xây dựng. Để trở thành một chỉ huy trưởng công trình, bạn cần phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện về năng lực cũng như trình độ, kinh nghiệm thực tế mới có thể hoàn thành xuất sắc công việc được giao.
Tác giả bài viết: Huỳnh Nhất Linh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn