Dầm phụ là gì? Cách phân biệt giữa dầm phụ và dầm chính

Chủ nhật - 16/01/2022 22:00
Dầm phụ là gì? Cách phân biệt giữa dầm phụ và dầm chính

Dầm nhà có ảnh hưởng rất lớn đến kiến trúc và kết cấu của ngôi nhà. Dầm được chia thành hai loại, đó là dầm chính và dầm phụ. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về dầm phụ là gì và cách phân biệt giữa dầm phụ với dầm chính như thế nào?

Dầm phụ là gì?

Dầm nhà là loại kết cấu nằm ngang, có tác dụng chịu lực mômen uốn, lực cắt Q và lực dọc khung dây chằng. Khi thi công dầm nhà, kỹ sư cần phải tính toán và thiết kế kỹ lưỡng sao cho dầm nhà chịu nén uốn hiệu quả, giống như cột.

Hiểu một cách đơn giản, dầm nhà giống như chùm cấu trúc làm giá đỡ. Trong đó có hai loại:

- Dầm chính: là thanh dầm chịu lực chính trong kết cấu nhà. Được thiết kế theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Hai đầu dầm sẽ được nối liền với hai đầu cột, thiết kế gác lên chân cột hay vách tường.

- Dầm phụ: được cấu tạo bằng bê tông cốt thép và khung thép định hình. Tuy nhiên, kích thước nhỏ nhiều hơn so với dầm chính. Dầm phụ được dùng để làm giằng, đặt vuông góc với dầm chính. Hai đầu dầm sẽ được đặt lên tường nhà vệ sinh hoặc tương lô gia. Lưu ý, dầm phụ sẽ không đặt lên trên các cột. Việc thiết kế dầm phụ cần phải tính toán kỹ lưỡng để truyền tải lực mà không gây lãng phí.
 

dam phu
Dầm phụ

Công dụng của dầm phụ

Dầm nhà có thiết kế chắc chắn nhằm chịu được lực uốn. Bộ phận này đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được khi xây dựng các công trình. Nhất là khi thi công dầm sàn, dầm cầu, dầm mái nhà…

Nếu như dầm chính có tác dụng nâng đỡ tấm sàn. Thì dầm phụ sẽ làm nhiệm vụ chia sẻ tải trọng với dầm chính. Đồng thời chia nhỏ kích thước tấm sàn và lực uốn để giảm thiểu áp lực cho dầm chính. Tùy thuộc vào thiết kế công trình như thế nào mà sẽ có cách phân chia số lượng dầm chính và dầm phụ cho thật hợp lý.

Việc xác định dầm chính và dầm phù sẽ giúp kỹ sư có thể lựa chọn được kích thước, độ cứng. Xác định chính xác vai trò của dầm nhà để chọn tiết diện phù hợp. Theo đó, dầm nhà nhà chịu tải trọng lớn hơn thì sẽ có kích thước lớn hơn và ngược lại.
 

dam nha
Dầm nhà

Cách phân biệt giữa dầm phụ và dầm chính

Rất nhiều người còn đang bị nhầm lẫn giữa dầm chính và dầm phụ trong thi công công trình. Vậy cách phân biệt hai loại dầm này như thế nào?

Tiêu chí

Dầm chính

Dầm phụ

Kích thước

Lớn

Nhỏ

Số lượng

Nhiều, giữa hai nhịp dầm chính sẽ có một dầm phụ

Ít, đặt xen giữa hai dầm chính

Vị trí

Đặt nằm dọc hoặc nằm ngang, nối liền với hai đầu cột để gác lên chân cột hoặc vách tường

Đặt vuông góc với dầm chính để làm giằng, đặt trên tường nhà vệ sinh hoặc hoặc tường lô gia

Vai trò

Bộ phận chính nâng đỡ tấm sàn, chịu lực uốn, lực momen

 

Chia nhỏ lực nâng tấm sàn với dầm chính, đóng vai trò như dầm cấu tạo chịu uốn nén, hạn chế tình trạng uốn cong dầm chính

 Dầm phụ tuy được thiết kế với số lượng ít, nhằm chia sẻ lực nâng đỡ và lực uốn nén với dầm chính. Tuy nhiên, đây là bộ phận không thể thiếu được đối với mỗi công trình. Việc phân chia tỷ lệ và tiết diện dầm chính và dầm phụ như thế nào sẽ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thực tế. Nhưng vẫn phải đảm bảo được số lượng tối thiểu và khả năng chịu lực của kết cấu.

Trên đây, Nhất Nghệ đã giúp bạn hiểu rõ được nội dung dầm phụ là gì? Cách thiết kế dầm nhà thi công không hề đơn giản chút nào. Để được tư vấn và hỗ trợ công việc này, xin vui lòng liên hệ với Nhất Nghệ qua số hotline hoặc nhắn tin trực tiếp vào website trên. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh – Nhà đào tạo, người truyền cảm hứng cho Kỹ sư Xây dựng. Huỳnh Nhất Linh 17 năm kinh nghiệm hoạt động xây dựng, đào tạo và tư vấn.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây