Dầm là cấu kiện cần thiết trong xây dựng. Do đó, cách bố trí thép tăng cường trong dầm càng đóng vai trò quan trọng. Vậy tại sao cần bố trí thép tăng cường trong dầm? Nguyên tắc và cách thức bố trí ra sao? Hãy cùng Nhất Nghệ theo dõi bài viết này để tìm ra câu trả lời nhé.
Dầm là cấu kiện cơ bản và là thanh chịu lực uốn nằm ngang hoặc nằm nghiêng để nâng đỡ tường, các bản dầm và mái phía trên. Cách bố trí thép trên tiết diện vuông góc đã được xem xét, tính toán kỹ khi kiểm tra khả năng của momen uốn. Trong các điều kiện xây dựng khác nhau, cấu kiện nằm ngang cũng có thể chịu tác động của lực dọc. Do đó, cần phải tính toán khả năng chịu lực uốn nén của dầm như cột.
Dầm thường được dùng để đỡ các tấm sàn, mái và tường ngăn cách phía trên. Vật liệu cấu tạo dầm có thể là bê tông cốt thép, gỗ, thép hình… Dầm có cấu tạo đơn giản, chi phí chế tạo thấp nên được ứng dụng phổ biến trong các công trình lớn. Chẳng hạn như: dầm mái, dầm sàn, dầm cầu, dầm cầu trục… Dầm thường được làm từ bê tông cốt thép đối với công trình nhà ở dân dụng, .
Dầm được chia thành 2 loại: dầm chính và dầm phụ. Cụ thể:
Dầm chính được thiết kế đi qua các cột, vách và gác chân cột. Do đó, kích thước thường lớn hơn so với các loại dầm khác. Dầm chính phải đặt vào tường từ 200 - 250mm theo độ rộng của phòng và cách nhau từ 4 – 6m. Nếu chiều dài của phòng > 6m thì dầm phụ sẽ được đặt vuông góc với dầm chính. Trong khoảng cách giữa 2 cột của dầm chính có thể đặt từ 1-3 dầm phụ (hoặc hơn), nên có dầm phụ đặt ngay trên đầu cột.
Dầm phụ thường gối lên các cấu kiện chịu uốn, xoắn.của dầm chính mà không gác lên các cấu kiện chịu nén, đồng thời để chia nhỏ kích thước tấm sàn. Hoặc dầm phụ vuông góc với hai đầu dầm chính để làm dầm cấu tạo.
Việc phân loại dầm chính và dầm phụ giúp tính khả năng chịu lực, để tản lực từ dầm phụ sang dầm chính. Hơn nữa, việc phân chia rõ ràng về mặt kết cấu giúp chọn tiết diện dầm chính có độ cứng hơn dầm phụ. Nếu không xác định được khả năng chịu lực và tiết diện của mỗi dầm thì sẽ dẫn đến nhiều vấn đề không mong muốn xảy ra.
Dầm là gì và đóng vai trò như thế nào trong thi công xây dựng?
Rất nhiều người hiện nay không hiểu tại sao cần phải bố trí thép tăng cường trong dầm để thi công. Đó là bởi dầm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi công trình xây dựng. Đặc biệt, dầm không thể thiếu trong các công trình có diện tích lớn, công trình có nền móng yếu hay nhà cao tầng.
Do vậy, kỹ sư phải bố trí thép tăng cường trong dầm nhằm đảm bảo dầm được chắc chắn và an toàn để chịu lực. Đồng thời việc này cũng đảm bảo an toàn cho công trình khi đưa vào sử dụng.
Bố trí thép tăng cường gồm 4 thanh thép chính tạo thành 1 bộ khung. Bố trí thêm thép tăng cường, bao gồm: thép gối và thép bụng (hay thép nhịp). Thép gối bố trí ở gần cột và thép bụng bố trí ở giữa dầm.
Dầm là phần chịu lực chính nên cần trang bị kỹ năng chuyên môn cao, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình thi công dầm. Bố trí dầm và tăng cường thép trong dầm cũng cần được tính toán kỹ càng nhằm đạt hiệu quả cao và tiết kiệm tối đa chi phí.
>>> Tham khảo ngay: Các Loại Máy Xây Dựng Không Thể Thiếu Hiện Nay
Tăng cường thép dầm giúp hỗ trợ nền móng công trình được chắc chắn và bền vững. Hơn nữa, việc này cũng mang đến sự an toàn cho những người xung quanh. Vậy cách tăng cường thép dầm là gì? Hãy cùng Nhất Nghệ tìm hiểu ngay dưới đây.
Diện tích tiết diện thép chịu lực trong cấu kiện không được nhỏ hơn các giá trị khác 0.05%. Hơn nữa, lớp bê tông bảo vệ phải có sự liên kết, cân xứng giữa bê tông và cốt thép ở các giai đoạn. Điều này giúp bảo vệ thép không bị tác động từ bên ngoài. Đặc biệt, chiều dày lớp bảo vệ không nhỏ hơn đường kính thanh thép (ký hiệu: Ø).
Với thanh thép abv ≥ 20mm, đường kính Ø ≤ 20mm.
Với thanh thép abv ≥ 25mm, đường kính vào khoảng 20mm < Ø ≤ 32mm.
Khoảng cách giữa 2 thanh thép cần tuân thủ đúng theo quy định để đảm bảo bê tông và cốt thép không làm ảnh hưởng đến việc đổ dầm vữa bê tông.
Độ rộng dầm ≤ 80mm: thanh thép dọc chỉ cần bố trí 1 lớp thép trên và dưới.
Độ rộng dầm > 100mm: khoảng cách giữa 2 thanh thép lớp dưới không nhỏ hơn đường kính thanh thép và ≥ 25mm.
Cách tăng cường thép dầm trong xây dựng
Muốn cốt thép phát huy hết khả năng chịu lực, cần tiến hành neo đầu mút thanh thép thật chắc vào bê tông. Tiếp theo, dùng thép tròn trơn có thể uốn, móc, buộc vào khung và lưới sao cho đường kính móc = 2.5D.
Nếu đoạn dầm gối lên cột hay có thép lớn phía trên thì đoạn neo ≥ 30 so với đường kính thanh thép và ≤ 35 so với đường kính thanh thép.
Nếu thép lớp dưới thì đoạn neo > 15 so với đường kính thanh thép.
Nếu dầm gối lên tường gạch thì đoạn neo thép lớp trên > 30 so với đường kính thanh thép và lớp dưới > 15 so với đường kính thanh thép.
Khi nối cốt thép cần đảm bảo an toàn kết cấu dầm để tránh momen lực uốn lớn.
Không được nối thép phía trên ở vị trí cột hay dầm giao nhau. Thay vào đó, xác định từ vị trí tim tới ¼ nhịp của dầm.
Không được nối thép phía dưới ở phần bụng dầm từ ¾ nhịp dầm.
Chiều dài đoạn nối thép không được < 250mm và phải > 30 so với đường kính thanh thép.
Khi tiến hành cắt cốt thép sẽ có sự khác nhau giữa thép lớp dưới và trên. Với thép gối, cắt thép ≥ ¼l nhịp dầm kể từ mép gối. Với thép bụng, cắt thép ≤ 1/5l nhịp dầm từ tâm gối nhịp. Khoảng cách giữa 2 đoạn cắt thép phải > h.
Tại vị trí giao nhau giữa dầm phụ và dầm chính, việc bố trí thép giữa lớp dưới và trên có thể vướng vào nhau. Theo nguyên lý truyền trọng tải, thép trên cùng là thép sàn, tiếp đến là dầm phụ và cuối cùng là dầm chính. Nếu dầm phụ có 2 lớp thép phía trên thì lớp thép tăng cường sẽ đặt dưới dầm chính.
Nếu chiều cao dầm > 700mm thì đặt thêm thép cấu tạo hai bên với đường kính > 12mm. Bổ sung thêm đai thép tăng cường giúp chống phình ra hay co vào.
Với cấu kiện bê tông, dầm sẽ đồng thời chịu lực cắt, kéo và nén. Do đó, khi bố trí thép đai phải thoả mãn các điều kiện UMAX, UTT, UTC. Thép đai phải dày hơn ở ¼ nhịp từ gối và thưa hơn ở giữa nhịp. Độ dày lớp bảo vệ thép đai phải > 15mm.
>>> Xem thêm: Định Mức Ốp Gạch Tiêu Chuẩn Mới Nhất Hiện Nay
Muốn việc bố trí thép dầm đảm bảo quy trình thi công xây dựng được an toàn thì cần tuân theo nguyên tắc chung bố trí thép dầm. Để tiến hành bố trí thép dầm, cần có đơn vị tính và nghiên cứu momen uốn các thanh thép. Đồng thời, xác định được lực thẳng đứng, lực cắt trong thép thường chống lại bê tông.
Do vậy, thanh thép phải được bố trí đúng theo cấu trúc để đảm bảo chất lượng thi công. Khả năng chịu lực thường bị bỏ qua, vì vậy, kỹ sư sẽ chọn cột thép xoắn để thiết kế momen xoắn tương thích nhất.
Trong bố cục thép dầm, cột chịu lực sẽ bị lệch, nên cần lưu ý đến các kết hợp nguy hiểm theo momen xoắn lớn nhất. Các kỹ sư có thể nhanh chóng tính toán gia cố toàn bộ sự kết hợp. Bởi lực thanh thép thay đổi khá nhỏ và phần momen lực lớn sẽ dễ xảy ra ở cả hai phần được tính vào các cột thép..Tóm lại, nguyên tắc bố trí thép dầm phải đảm bảo an toàn và tính toán chính xác các công đoạn để tránh những sai sót và rủi ro trong quá trình thi công xây dựng.
Nguyên tắc chung bố trí thép dầm trong thi công công trình
Hy vọng bài viết sẽ giúp quý vị hiểu hơn về việc bố trí thép tăng cường trong dầm và tầm quan trọng của nó. Nếu quý vị có thắc mắc về những thông tin này, vui lòng liên hệ tới Nhất Nghệ qua Hotline:0983 234 949 để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp 24/7.
Tác giả bài viết: Thanh Thủy
Ý kiến bạn đọc