10 cách tính chiều cao tầng nhà chuẩn nhất hiện nay

Thứ tư - 05/10/2022 12:05
Bạn đã biết tính chiều cao tầng nhà chưa? Nếu chưa thì hãy theo dõi bài viết dưới đây để Nhất Nghệ hướng dẫn bạn cách xác định chiều cao của ngôi nhà nhé!

Tính chiều cao tầng nhà là một vấn đề rất quan trọng đối với hầu hết các gia chủ. Vì nó không chỉ ảnh hưởng đến cấu trúc của toàn bộ ngôi nhà mà nó còn liên quan đến vấn đề phong thủy và làm ăn của gia chủ. Vậy làm sao để tính được chiều cao của ngôi nhà? Hãy để Nhất Nghệ bày cho bạn 10 cách tính chiều cao tầng nhà chuẩn nhất hiện nay nhé!

Cách xác định chiều cao tầng nhà chuẩn nhất

Chiều cao tầng nhà là khoảng cách giữa hai sàn nhà tính từ nền tầng dưới hay nền đất đến sàn tầng kế tiếp của ngôi nhà. Để sở hữu một ngôi nhà đẹp, mang phong cách riêng của gia chủ thì tính chiều cao tầng nhà là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số cách xác định chiều cao tầng nhà chuẩn nhất.

Tính chiều cao tầng nhà theo công năng của phòng

Mỗi căn phòng trong ngôi nhà sẽ có những công năng khác nhau, vì thế cách tính chiều cao tầng nhà cũng sẽ khác nhau, chi tiết như sau:

Phòng khách

Đây là nơi sinh hoạt chủ yếu của gia đình cũng như tiếp đãi khách nên cần phải có không gian rộng rãi, thoáng mát. Điều này sẽ gây ấn tượng và tạo thiện cảm cho khách đến thăm nhà. Hơn nữa, để căn nhà được cân đối và đẹp mắt thì chiều cao của phòng khách thường sẽ cao hơn những tầng khác. Vì thế, chiều cao lý tưởng của phòng này giao động từ 3,6 đến 5 mét.

Phòng thờ

Đây là nơi trang nghiêm dùng để thờ cúng ông bà, tổ tiên nên chú ý chiều cao của phòng thờ không được thấp hơn chiều cao của các phòng thông thường khác.

Phòng ngủ và làm việc, phòng bếp và phòng tắm

Cả 3 phòng này đều cần một không gian ấm áp nên chiều cao tầng chỉ cần xây khoảng 3 đến 3,3 mét là được.

Các phòng khác như gara để xe, phòng chứa đồ

Những phòng này không quá quan trọng trong ngôi nhà và tần suất sử dụng chúng cũng khá ít nên chỉ cần thiết kế từ 2,4 đến 2,7 mét là vừa đủ dùng.
 

Tính chiều cao tầng nhà theo công năng của phòng
Tính chiều cao tầng nhà theo công năng của phòng

Chiều cao theo diện tích nhà

Để tính chiều cao tầng nhà, gia chủ có thể tính diện tích ngôi nhà và suy ra chiều cao phù hợp. Nếu ngôi nhà có 2 tầng trở lên thì chiều cao tầng nhà sẽ tỷ lệ với diện tích của cầu thang bộ. Trong trường hợp nhà theo lô phố có diện tích nhỏ hẹp về chiều ngang, thì chiều cao tầng nhà nên xây ở mức 3 mét là phù hợp.
 

Cách tính chiều cao theo diện tích nhà
Cách tính chiều cao theo diện tích nhà

Chiều cao theo kiểu nhà

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều kiểu cấu trúc nhà khác nhau, tùy theo yêu cầu của gia chủ lựa chọn mà sẽ có cách tính chiều cao tầng nhà khác nhau, cụ thể:

Tính chiều cao cho ngôi nhà theo kiểu cách hiện đại

Đối với kiểu nhà này, trần nhà sẽ được ưu tiên xây rất cao, độ cao tầng một phổ biến ở mức 3,6 đến 3,9 mét. Còn các tầng còn lại thường cao từ 3,3 đến 3,6 mét.

Ngôi nhà theo kiểu cách tân cổ điển

Nhà theo phong cách tân cổ điển thường có chiều cao tầng trệt là 3,9 mét. Còn tầng 2 và các tầng khác cao 3,6 mét, riêng tầng cuối thường có chiều cao là 3,3, mét.

Ngôi nhà theo lối cổ điển Pháp

Cách tính chiều cao tầng nhà theo phong cách này sẽ tương tự như cách tính của nhà tân cổ điển. tuy nhiên nếu tầng trệt làm trần gỗ cầu kỳ thì chiều cao có thể lên đến 4 mét.

Ngôi nhà mang phong cách dinh thự, biệt thự, lâu đài

Đối với những ngôi nhà mang phong cách này thường có diện tích nhà khác to nên chiều cao tầng 1 thường cao từ 4,2 đến 4,5 mét, riêng các tầng còn lại sẽ thấp hơn, dao động từ 3,6 đến 3,9 mét.
 

Tính chiều cao theo kiểu nhà
Tính chiều cao theo kiểu nhà

Tính chiều cao theo điều kiện khí hậu và thời tiết

Ở miền Bắc nước ta vào mùa hè rất nóng mà mùa đông lại rất lạnh thì chiều cao tầng nhà phù hợp là 3 đến 3,6 mét. Còn miền Nam quanh năm đều nóng lại có hai mùa mưa khô nên chiều cao thích hợp nhất là 3,6 đến 4,5 mét. Điều này sẽ giúp cho ngôi nhà luôn thoáng mát, không bị ẩm thấp hay nóng nực.

Tính chiều cao theo quy định của pháp luật

Theo quy định của pháp luật thì chiều cao của tầng nhà sẽ được tính như sau:

  • Khoảng cách tối đa giữa mặt sàn tầng trệt đến mặt sàn tầng trên là 3 mét.

  • Từ tầng 2, độ cao giữa các mặt sàn là 3,4 mét.

  • Tính từ vỉa hè đến đáy ban công thì độ cao tối đa là 3,5 mét.

  • Nếu đường lộ giới thấp hơn 3,5 mét và gia chủ không làm tầng lửng thì độ cao tối đa là 3,8 mét.

  • Nếu đường lộ giới cao hơn 3,5 mét, thấp hơn 20 mét và gia chủ xây tầng lửng thì độ cao sàn tối đa là 5,8 mét.

  • Trường hợp còn lại, độ cao sàn tối đa sẽ là 7m.
     

    Cách tính chiều cao theo quy định của pháp luật
    Cách tính chiều cao theo quy định của pháp luật

Khả năng tài chính

Trong trường hợp nền kinh tế của gia đình khá eo hẹp, không đủ điều kiện về mặt tài chính thì để tiết kiệm chi phí, bạn có thể tính chiều cao tầng nhà theo 3 phương án sau:

  • Các phòng thấp sẽ có chiều cao trong khoảng 2,4 mét đến 2,7 mét.

  • Đối với phòng tiêu chuẩn thì chiều cao tầng nhà dao động từ 3 đến 3,3 mét.

  • Đối với phòng cao thì chiều cao phù hợp là 3,6 đến 5 mét.

Tính chiều cao tầng nhà để tiết kiệm năng lượng

Khi xây phòng có trần nhà thấp sẽ giúp gia chủ tiết kiệm được một khoản chi phí điện năng từ máy điều hòa.

Tính chiều cao theo số bậc thang

Độ dốc của cầu thang dao động từ 33 đến 36 độ tương ứng với chiều cao từng bậc khoảng 165mm đến 180 mm. Vì thế nếu nhà có diện tích nhỏ, mặt tiền lại hẹp thì chiều cao thống nhất tầm 3 mét là hợp lý. Còn đối với nhà có diện tích xây thang bộ nhỏ thì nên tránh thiết kế chiều cao tầng lớn. Vì nó sẽ làm cho cầu thang vừa đứng vừa dốc, gây nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình.

Tính chiều cao tầng nhà theo hướng phong thủy

Theo phong thủy thì chiều cao tầng nhà hợp lý sẽ mang đến nhiều phước lành, sức khỏe cũng như may mắn và tài lộc cho cả gia đình. Vì thế nếu chiều cao tầng nhà quá cao hoặc quá thấp sẽ tạo ra sát khí và ảnh hưởng đến tuyến thở của gia chủ. Thậm chí sẽ mang đến những điềm rủi cho gia đình.

Cũng theo quan niệm phong thủy thì người ta chia không gian kiến trúc làm 3 tầng, tính từ mặt sàn lên trần nhà có tầng thái âm, thái dương và thái hòa. Tầng thái âm sẽ có chiều cao khoảng 40cm tính từ sàn nhà và có nhiều sát khí âm. Tầng thái dương có chiều cao khoảng 60cm tính từ trần nhà và là tầng có nhiều sát khí dương.Tầng thái hòa hay còn gọi là tầng sinh khí thường cao khoảng 1,8 đến 2,5 mét so với mặt sàn. Đây là tầng nằm giữa hai tầng trên và được xem như tuyến thở của con người.
 

Cách tính chiều cao theo phong thủy
Cách tính chiều cao theo phong thủy

Để cho các tầng thái dương và âm không xâm lấn vào tầng thái hòa thì chiều cao phong thủy của tầng nhà sẽ được tính như sau:

  • Phòng rộng trên 30 mét vuông thì chiều cao phải đạt từ 3,25 đến 4,1 mét.

  • Còn những phòng thấp hơn 30 mét vuông thì chiều cao phong thủy phải bằng hoặc lớn hơn 3,15 mét.

Thước lỗ ban

Đây là cách tính chiều cao tầng nhà cuối cùng mà Nhất Nghệ muốn chia sẻ. Thước lỗ ban là một dụng cụ tính toán khá thông dụng, được sử dụng rất rộng rãi và mang lại tính chính xác cao. Theo thước lỗ ban thì chiều cao tầng nhà sẽ tính theo số bậc cầu thang và thường lấy số đẹp vào chữ Sinh trong quan niệm dân gian gồm Sinh – Lão – Bệnh – Tử . Ví dụ như 13 bậc, 17 bậc, 21 bậc hay 25 bậc.

Qua 10 cách tính chiều cao tầng nhà mà Nhất Nghệ chia sẻ, hy vọng sẽ giúp cho các bạn biết cách tính chiều cao ngôi nhà của mình cho phù hợp. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất nhé.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh – Nhà đào tạo, người truyền cảm hứng cho Kỹ sư Xây dựng. Huỳnh Nhất Linh 17 năm kinh nghiệm hoạt động xây dựng, đào tạo và tư vấn.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây