Cách lập bảng tiến độ thi công cùng với Nhất Nghệ

Thứ ba - 19/01/2021 22:38

Bảng tiến độ thi công là mẫu bảng được sử dụng để theo dõi tiến độ thi công của một công trình xây dựng. Hiện nay, cách lập bảng tiến độ thi công đã trở nên dễ dàng hơn nhiều nhờ sự hỗ trợ của các phần mềm. 

Trong quá trình lập bảng tiến độ thi công, bạn cần trình bày đầy đủ nội dung liên quan cũng như tuân thủ các bước lập bảng chuyên nghiệp. Để chi tiết hơn, mời bạn đọc cùng Nhất Nghệ tham khảo thông tin bài viết sau. 

Tại sao phải lập bảng tiến độ thi công?

Cách lập bảng tiến độ thi công chính xác, khoa học sẽ giúp bạn bám sát được công việc một cách dễ dàng, thực hiện đúng theo kế hoạch đã đề ra và điều chỉnh kịp thời khi xảy ra sai sót. Cụ thể là: 

Theo dõi để quản lý công việc một cách dễ dàng

Các công việc đã, đang và sắp được thực hiện cộng với thời gian thực hiện tương ứng sẽ được thể hiện rõ ràng, cụ thể trên bảng. Do đó, người quản lý có thể giám sát dễ dàng. 

bang tien do thi cong
Bảng tiến độ thi công

Phân chia thời gian, nhận sự hợp lý

Nhờ vào nội dung trong bảng tiến độ thi công, người quản lý có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh thời gian thực hiện các khâu, công việc phù hợp. Bên cạnh đó, đôi khi sẽ có những đầu việc phát sinh cần nhiều nhân sự để đảm bảo đúng tiến độ. Bảng tiến độ thi công sẽ giúp điều chỉnh cần hợp lý.

Dễ dàng đánh giá

Dựa vào cách lập bảng tiến độ thi công chi tiết, người quản lý hoặc đối tác, khách hàng có thể thấy được tiến trình làm việc, các đầu mục và đánh giá chất lượng của công trình. Qua đó họ sẽ đưa ra những góp ý, sửa đổi cần thiết.

Nội dung của bảng tiến độ thi công

Bảng theo dõi tiến độ thi công của một công trình cần có các thông tin cần thiết như: tên đơn vị, công ty, nhà thầu thực hiện, tên dự án, các đầu mục cần thực hiện, thời gian và nhân sự thực hiện.

Việc lập bảng tiến độ thi công thường là một trong những công việc khó khăn mà người làm quản lý dự án hay quản lý công trường đều phải đối mặt. Có thể sẽ có nhiều cách lập bảng tiến độ thi công, nhưng nếu bạn tin tưởng và làm theo các bước căn bản dưới đây, bạn sẽ thành công và việc lập bảng tiến độ thi công đã không còn là điều quá khó. 

tien do thi cong (1)
Tiến độ dự án xây dựng

Cách lập bảng tiến độ thi công

Bước 1: Xác định các đầu mục công việc cần đưa vào bảng tiến độ

Điều đầu tiên trong cách lập bảng tiến độ thi công là có một hệ thống phân chia công việc (Work Breakdown Structure -WBS). Hãy tập làm quen và sử dụng đều tay WBS cho tất cả các dự án của mình.

Trước hết, hãy xem xét đầu mục và gom các công việc thành một “gói”. Chẳng hạn như trong gói công việc “Thi công móng” sẽ bao gồm: “Bê tông móng”, “Ép cọc”, “Đào đất”, “Cốt thép móng”, "Cốp pha móng",.... 

Bước 2: Lên trình tự cho các công việc

Nội dung chính của bước này là sắp xếp từng công việc theo một trật tự nhất định: công việc đầu tiên, công việc thứ hai, công việc thứ ba,.... Ví dụ, ép cọc phải được tiến hành trước đào đất và thi công cốt thép, cốp pha, bê tông móng. 

Trong một số trường hợp, hai hay nhiều công việc có khi được thực hiện song song, có khi được bắt đầu cùng nhau, cũng có khi kết thúc cùng nhau. Dựa vào bảng tiến độ thi công, người ta có thể tìm ra các mối quan hệ giữa các công việc. 

Bước 3: Định lượng tài nguyên cho các công việc

Việc định lượng tài nguyên bao gồm định lượng nhân công, vật tư, chi phí cố định và các máy móc thiết bị cần dùng để thi công. Các nguồn tài nguyên này cần được lựa chọn và chuẩn bị từ trước. 

Bước 4: Dự trù thời gian thực hiện các công việc

Bước thứ tư trong cách lập bảng tiến độ thi công đòi hỏi bạn phải phân tích thời gian hoàn thiện được một công việc trong kế hoạch. Bạn có thể tham khảo ý kiến từ chính những người thợ xây, những người có kinh nghiệm lâu trong nghề hoặc so sánh, ước lượng dựa trên các dự án tương đương. 

Bước 5: Xây dựng bảng tiến độ

Sau khi đã sắp xếp các công việc theo tiến độ, tính toán thời gian, chuẩn bị các nguồn lực tài nguyên cần thiết thì đây chính là lúc xây dựng bảng tiến độ. Tới bước này thì bạn có thể thao tác đơn giản trong phần mềm MS Project hoặc các phần mềm lập và quản lý tiến độ khác tùy thích. 

Bước 6: Theo dõi và quản lý tiến độ

Nói là bước cuối cùng nhưng việc theo dõi và quản lý tiến độ sẽ được thực hiện xuyên suốt cả dự án để đảm bảo rằng tất cả các công việc đều được tiến hành suôn sẻ theo kế hoạch. 

Hãy like, share bài viết cách lập bảng tiến độ thi công cho bạn bè đồng nghiệp của mình nếu thấy nó hữu ích, bạn nhé! 

Tác giả bài viết: Huỳnh Nhất Linh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh – Nhà đào tạo, người truyền cảm hứng cho Kỹ sư Xây dựng. Huỳnh Nhất Linh 17 năm kinh nghiệm hoạt động xây dựng, đào tạo và tư vấn.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây