Cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng

Thứ ba - 19/01/2021 23:33
Đối với công trình xây dựng, một nền móng tốt sẽ đảm bảo đến phân nửa chất lượng và độ bền, độ an toàn của dự án. Bên cạnh các công thức đo đạc phức tạp cần sử dụng, thiết nghĩ bạn cũng cần phải nghiên cứu và tìm hiểu về cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng để có thêm cho mình những kiến thức áp dụng cho công việc và trong cuộc sống. Mời bạn đọc cùng với cơ sở đào tạo kỹ sư QS Nhất Nghệ tìm hiểu điều này qua bài viết dưới đây.

 

Tìm hiểu khái niệm tải trọng là gì

Trước khi tìm hiểu cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng, khái niệm tải trọng cũng là điều chúng ta cần quan tâm. Theo đó, tải trọng là các tác động dưới dạng lực cùng một số tác động khác như biến dạng cưỡng bức và chênh lệch nhiệt độ được đặt vào chính công trình đó. Tải trọng có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng kết cấu thi công và làm phát sinh nội lực chống đỡ.

Trong xây dựng, có 4 loại tải trọng chính, bao gồm:

  • Tĩnh tải: Dạng tải trọng tác động liên tục lên công trình trong suốt thời gian sử dụng. Bao gồm: trọng lượng của kết cấu thi công, áp lực đất…
  • Hoạt tải: Dạng tải trọng có tác động mang tính tạm thời theo từng giai đoạn ngắn. Chẳng hạn như như sức gió, lực va đập của sóng, tác động của bão cát,..
  • Tải trọng dài hạn: Dạng tải trọng này xuất phát từ các công cụ, thiết bị được lắp đặt, sử dụng trong công trình.
  • Tải trọng đặc biệt: Dạng tải trọng này chỉ xuất hiện trong các thảm họa thiên nhiên như động đất, sóng thần… 
tai trong truyen xuong mong
tải trọng truyền xuống móng

Khái niệm móng công trình

Để hiểu rõ hơn về cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng, chúng ta còn phải biết móng là bộ phận quan trọng hàng đầu trong công trình xây dựng. Móng được cấu tạo ở phần thấp nhất công trình, được đặt ngầm dưới mặt đất. 

Móng nhà được liên kết với kết cấu chịu lực bên trong như cột, vách, dầm, sàn, tường, … Móng nhà là bộ phận chính có nhiệm vụ tiếp thu tải trọng từ công trình và truyền tải trọng đó phân tán xuống nền.

Móng bao gồm các bộ phận như:

  • Tường móng
  • Gối móng
  • Đế móng
  • Lớp đệm chiều sâu chôn móng

Có nhiều hình thức phân loại móng khác nhau:

  • Phân loại theo vật liệu: móng bê tông, bê tông cốt thép, thép, gỗ, đá hộc,...
  • Phân loại theo độ cứng: móng cứng, móng mềm.
  • Phân loại theo đặc tính chịu tải: móng chịu tải trọng tĩnh, móng chịu tải trọng động.
  • Phân loại theo độ sâu chôn móng vào đất: móng nông, móng sâu.

Yêu cầu của móng: kiên cố, ổn định, bền lâu và kinh tế. Khi thiết kế móng, cần phải đảm bảo móng có kích thước, chất liệu, đất nền và các yếu tố đi kèm phù hợp với yêu cầu chịu lực, đảm bảo độ an toàn và tuổi thọ của công trình. Độ lún của móng phải trong phạm vi cho phép, hiện tượng trượt và gãy nứt tuyệt đối không được xảy ra, có khả năng chống lại được sự phá hoại của nước ngầm, nước mặn và các tác hại xâm thực của thời tiết khác.

tai trong mong
tải trọng móng

Cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng

Về cơ bản, cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng chính là việc xác định tổng tải trọng của 4 loại tải trọng kể trên (tĩnh tải, hoạt tải, tải trọng dài hạn, tải trọng đặc biệt). Tuy nhiên, trên thực tế, việc làm này rất phức tạp. Do đó, chúng ta cần có những công thức tính nhanh sau đây:

  • Diện chịu tải truyền xuống cột = nhịp dầm x bước cột.
  • Trọng lượng 1m2 dầm trần: Với sàn dày 100, tĩnh tải sẽ rơi vào khoảng 300kg/m2, hoạt tải khoảng 300kg/m2. Nếu tường dày 220, ta có trọng lượng dầm trần xấp xỉ 1.1T/m2. 
  • Lực dọc cột N = diện chịu tải x trọng lượng 1m2 dầm trần x (số tầng + 0.5). Lưu ý: Ở đây, số tầng cần phải cộng thêm 0.5 là bởi riêng tải trọng mái được tính bằng 50% tải trọng sàn.
  • Sức chịu tải (R) của đất nền thường nằm trong khoảng 10 – 75 T/m2. Giả sử đất nền của công trình là đất tốt thì cường độ R = 15T/m2.
  • Diện tích đáy móng an toàn = N/R.
  • Hoặc có một cách tính khác: lấy 1m2 sàn = 1T và cứ bao nhiêu tầng thì nhân lên, riêng tải trọng mái thì lấy bằng 50% tải trọng của 1 sàn.

Như vậy chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng có thể áp dụng hiệu quả cho công việc. Chúc các bạn thành công! 

Tác giả bài viết: Huỳnh Nhất Linh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh – Nhà đào tạo, người truyền cảm hứng cho Kỹ sư Xây dựng. Huỳnh Nhất Linh 17 năm kinh nghiệm hoạt động xây dựng, đào tạo và tư vấn.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây