Trong bê tông cốt thép, cấu kiện chịu uốn có chứa các thành phần nội lực gồm lực cắt trong bê tông và mômen uốn của thép. Nó có vai trò cực kỳ quan trọng đối với một công trình xây dựng. Vậy, cấu kiện chịu uốn được hiểu như thế nào? Cấu kiện chịu uốn gồm có những loại nào? Tất tần tật các câu trả lời sẽ được cơ sở Nhất Nghệ giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
Cấu kiện chịu uốn là cấu kiện cốt thép cơ bản thường hay gặp trong thực tế. Nó bao gồm các dầm của công trình, các xà ngang của khung, cầu thang, bản của sàn gác, ô văng, mặt cầu, là các lanh tô,… Xét về mặt hình dáng, cấu kiện chịu uốn trong bê tông cốt thép có thể được chia thành 2 loại bản và dầm.
Dầm là cấu kiện chịu uốn mà chiều rộng và chiều cao của tiết diện ngang khá nhỏ so với chiều dài của nó. Bản là cấu kiện chịu uốn phẳng có bề dày khá bé so với chiều dài và chiều rộng của nó.
Như đã nói ở trên, dầm cũng là một trong các cấu kiện chịu uốn trong bê tông cốt thép. Nó là cấu kiện mà chiều rộng và chiều cao của tiết diện ngang khá nhỏ so với chiều dài của nó. Tiết diện có hình dạng hình chữ nhật,T, I, hộp … nhưng thường gặp nhất là tiết diện hình chữ nhật và chữ T. Loại cốt thép được dùng trong dầm gồm: cốt dọc chịu lực, cốt đai, cốt dọc cấu tạo và cốt xiên.
Thí nghiệm với một dầm đơn giản chịu tải trọng tăng dần, khi tải trọng nhỏ, ta thấy dầm còn nguyên vẹn và chưa có khe nứt. Nhưng khi tải trọng đủ lớn, ta sẽ thấy trên dầm xuất hiện những khe nứt thẳng góc với trục dầm - nơi có momen lớn và khe nứt nghiêng nằm ở khu vực gần gối tựa cũng là chỗ có lực cắt lớn.
Khi tải trọng khá lớn thì dầm có thể bị phá hoại tại tiết diện có khe nứt nghiêng hoặc tại tiết diện có khe nứt thẳng góc. Mục đích của việc tính toán dầm theo cường độ chính là bảo đảm cho dầm không bị phá hoại trên tiết diện nghiêng (tính toán cường độ trên tiết diện nghiêng) và không bị phá hoại trên tiết diện thẳng góc (tính toán cường độ trên tiết diện thẳng góc).
Bản cốt thép cũng là một cấu kiện chịu uốn có kết cấu phẳng. Chiều dày của bản cốt thép khá bé so với chiều dài và chiều rộng của nó. Trong kết cấu nhà cửa, người ta thường sử dụng bản cốt thép sàn với kích thước trên bề mặt bằng vào khoảng 2 đến 4m và chiều dày của bản chỉ thay đổi trong khoảng từ 6 đến 15 cm.
Nhưng trong nhiều kết cấu cốt thép khác, kích thước và chiều dày của bản có thể lớn hơn hoặc bé hơn nữa. Bê tông cốt thép của bản thường có mác 200 và mác 150. Bê tông của bản thường có độ bền và độ chịu nén khoảng từ B12,5 đến B25. Cốt thép trong bản cũng có 2 loại: gồm cốt chịu lực và cốt phân bố nhóm CI, CII.
Hiện nay, việc tìm một đơn vị đào tạo kỹ sư tại thành phố Hồ Chí Minh không quá khó khăn bởi có rất nhiều cơ sở được quảng cáo đầy trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, có thể tìm được một đơn vị đào tạo kỹ sư uy tín lại là điều không hề dễ dàng. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc một cơ sở chuyên đào tạo kỹ sư - Nhất Nghệ.
Với cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, đến với Nhất Nghệ, bạn không chỉ được cung cấp kiến thức về cấu kiện chịu uốn mà còn được trải nghiệm nhiều đề tài khác nhau trong lĩnh vực xây dựng. Do đó, Nhất Nghệ chính là mặt gửi vàng để bạn đặt niềm tin vào.
Trên đây là những thông tin cung cấp cho bạn kiến thức về cấu kiện chịu uốn trong bê tông cốt thép. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với những ai đang làm công việc có liên quan đến cấu kiện chịu uốn nói riêng và trong lĩnh vực xây dựng nói chung. Nhất Nghệ chúc bạn thành công và may mắn.
Tác giả bài viết: Huỳnh Nhất Linh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn