Hướng dẫn cách tính diện tích sàn xây dựng đơn giản, phổ biến nhất

Thứ ba - 19/01/2021 00:02
Trước khi xây một ngôi nhà mới, bạn chắc hẳn đã tham khảo giá xây dựng của một vài đơn vị. Khi báo giá chi phí xây dựng nhà ở, các nhà thầu thường hay đưa ra các số liệu về diện tích tổng được tính bằng m2 làm cơ sở để tính toán khoản chi phí để xây dựng. Tuy nhiên, có nhiều khách hàng sẽ không biết cách tính diện tích sàn xây dựng mà nhà thầu đưa ra có chính xác hay không. 

Vậy, làm sao để biết cách tính diện tích sàn xây dựng ngôi nhà tương lai của mình có đúng như cách tính của nhà thầu thi công? Hãy để Nhất Nghệ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

 

Định nghĩa diện tích sàn xây dựng là gì?

Diện tích sàn xây dựng chính là diện tích sàn của tầng đó. Nó bao gồm tổng diện tích của  ban công, cầu thang, lô gia, giếng trời, thang máy, ống khói và cả phần tường bao (hay phần tường chung thuộc về nhà). 

Diện tích sàn xây dựng là gì
Diện tích sàn xây dựng là gì

Nói cách khác, tổng diện tích sàn của toàn bộ ngôi nhà cũng chính là tổng diện tích sàn của tất cả các tầng trong ngôi nhà. Trong đó, các tầng phía trên mặt đất, tầng nằm hoàn toàn hoặc một phần dưới mặt đất, mái hiên, sân thượng hay tầng áp mái đều được quy lại thuộc diện tích sàn xây dựng. 

Diện tích sàn xây dựng thường được áp dụng trong việc thiết kế thi công nội thất và định giá xây dựng cho công trình.

Một số lưu ý khi tính diện tích sàn xây dựng?

Trước khi hướng dẫn cho bạn cách tính diện tích sàn xây dựng, Nhất Nghệ sẽ chỉ ra một số điểm cần lưu ý trong quá trình tính diện tích sàn xây dựng:

Cần phân biệt tổng diện tích sàn với:

  • Tất cả mọi diện tích sàn được che phủ  và bao quanh ở mọi phía.
  • Phần diện tích sàn được che phủ phía trên nhưng không được bao quanh ở mọi phía đến hết chiều đứng. Lấy ví dụ cụ thể như ban công kín.
  • Phần diện tích sàn xây dựng được các bộ phận toà nhà bao quanh (ví dụ: lan can, vỉa tường,…) nhưng không được che phủ phía trên (ví dụ: ban công hở).
  • Tổng diện tích sàn xây dựng được tính toán cho từng độ cao sàn một cách riêng biệt. Đối với các diện tích có độ cao thay đổi trong một tầng cũng được tính toán riêng biệt giống như vậy .
  • Tổng diện tích sàn xây dựng là tổng diện tích sàn thực tế và diện tích do kết cấu tạo nên. 

Cách tính diện tích sàn xây dựng

Trong thực tế có rất nhiều cách tính diện tích sàn xây dựng của nhà ở. Nhưng ở đây, Nhất Nghệ sẽ chỉ hướng dẫn cho bạn cách tính diện tích sàn xây dựng đơn giản và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:

Cách tính diện tích sàn xây dựng
Cách tính diện tích sàn xây dựng

Diện tích sàn xây dựng = Chiều dài nhân với chiều rộng (đơn vị tính là m2)

Tổng diện tích sàn sử dụng = diện tích sàn xây dựng + diện tích khác (phần sân, phần móng, tầng hầm,...)

Trong đó:

Diện tích sàn sử dụng:

  • Phần có mái che phía trên.
  • Phần không có mái che nhưng có lót gạch nền.
  • Các ô trống trong nhà.
  • Phần móng, ngầm
  • Móng đơn.
  • Móng băng, móng bè.
  • Móng cọc.
  • Nền bê tông cốt thép, bể phốt, hố ga bê tông cốt thép treo vào đài và dầm giằng.
  • Phần tầng hầm
  • Phần diện tích tầng hầm có độ sâu từ 1.0 – 1.5 m so với code vỉa hè:  tính 150% diện tích;
  • Phần diện tích tầng hầm có độ sâu từ 1.5 -2.0m so với code vỉa hè: tính 170% diện tích;
  • Phần diện tích tầng hầm có độ sâu từ 2.0m trở lên so với code vỉa hè: tính 200% diện tích.
  • Phần sân thượng và mái
  • Sân thượng có giàn làm bê tông, lát nền và xây tường.
  • Sân thượng lát nền và xây tường.
  • Mái láng, chống thấm.
  • Mái ngói trần thạch cao.
  • Đổ bê tông lợp mái bên trên hoặc dán ngói.

Tuy nhiên, cách tính diện tích sàn xây dựng theo m2 này chỉ mang tính chất tham khảo. Trong thực tế, theo như hồ sơ bản vẽ thiết kế thì các nhà thầu cần phải lập ra bản dự toán chi tiết cho từng công việc cụ thể đã có nhằm giúp kiểm soát được công trình của nhà thầu trong quá trình thi công và cũng để chủ đầu tư yên tâm hơn khi ký hợp đồng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh – Nhà đào tạo, người truyền cảm hứng cho Kỹ sư Xây dựng. Huỳnh Nhất Linh 17 năm kinh nghiệm hoạt động xây dựng, đào tạo và tư vấn.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây