Hiện nay có khá nhiều bạn trẻ thắc mắc tại sao nhiều người lại chọn ngành xây dựng để học. Có lẽ bạn chưa biết, nghề xây dựng không hẳn là một nghề sau khi ra trường phải dầm mưa dãi nắng.
Ngoài việc sở hữu một mức thu nhập ổn định, bạn còn có nhiều cơ hội để đi đến nhiều nơi và làm việc trong những môi trường khác nhau. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ liệt kê một số lý do nên học ngành xây dựng.
Ngành xây dựng cũng được xem là một ngành kỹ thuật, nghề xây dựng có chương trình học tương đối khô khan vì có khá nhiều tính toán.
Tuy vậy, trong quá trình học, giảng viên sẽ tạo nhiều cơ hội nhằm giúp bạn thỏa sức sáng tạo cho bản thiết kế. Do đó, nghề xây dựng rất thích hợp với những bạn trẻ thích tư duy, sáng tạo, thích thiết kế, có học lực khá giỏi, thích phiêu lưu đó đây để hiện thực những ý tưởng của mình.
Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và Đô thị (Bộ Xây dựng) đã thống kê toàn ngành xây dựng đang có hơn 204.000 công nhân lao động, trong số đó có tới hơn 90.000 người là viên chức, cán bộ nằm trong các doanh nghiệp, nói một cách đơn giản là số lượng công nhân chỉ gấp đôi số lượng cán bộ, viên chức.
Mặt khác, năng lực cũng như tính chuyên nghiệp của đội ngũ công nhân lao động thuộc ngành xây dựng vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể, số thợ bậc cao (bậc 6,7) chỉ chiếm khoảng 7% nhân lực trong ngành xây dựng và số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp nghề chỉ chiếm tỷ lệ 11,8%.
Như đã nói, ngành xây dựng đang tồn tại tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những lý do nên học ngành xây dựng là vì ngành này đang thiếu nhân lực cả về số lượng lẫn chất lượng.
Hầu như bạn trẻ nào cũng muốn thử nhiều loại hình công việc khác nhau. Do đó, ngành xây dựng có thể đáp ứng mong muốn này cho các bạn. Có thể chia công việc của nghề xây dựng thành ba nhóm: Ngoài công trường, trong công xưởng và trong văn phòng.
Các vị trí làm việc ngoài công trường (nơi triển khai thi công các dự án xây dựng) bao gồm: Kỹ sư thi công, thợ trộn bê tông cốt thép, ván khuôn, thợ đào, đắp đất, đóng – ép cọc, hồ nề, kỹ sư giám sát quá trình thi công; chỉ huy trưởng công trường, thợ sơn, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt và thiết bị vệ sinh, lắp đặt hệ thống điện sinh hoạt;.…
Trong văn phòng: Chuyên viên hoặc nhân viên quản lý dự án ở phòng kế hoạch, ở các đơn vị thi công xây dựng hay phòng quản lý chất lượng. Ngoài ra, bạn còn có thể thực hiện các công việc tư vấn xây dựng ở các kiểm toán xây dựng…
Đặc biệt, lý do nên học ngành xây dựng lớn nhất là bởi vì ngành không cần sự quen biết để xin việc. Chính vì vậy, đối với những bạn không có quan hệ xã hội rộng hay không có điều kiện về kinh tế thì ngành xây dựng là sự lựa chọn rất thích hợp cho các bạn sinh viên.
Chương trình học của ngành xây dựng bao gồm lý thuyết và thực hành. Do đó, tại trường đại học, bạn không những được trang bị những kiến thức lý thuyết cơ bản nhất của ngành mà còn được đi trải nghiệm thực tế, làm cơ sở để có thể nâng cao trình độ cho quá trình làm việc sau này.
Không những thế, bạn còn được học các kỹ năng mềm cần thiết cho cuộc sống như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổng hợp phân tích, tiếng Anh, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng thuyết trình …
Hiện nay có rất nhiều trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề chuyên đào tạo các sinh viên ngành xây dựng. Bài viết trên là tổng hợp một số lý do nên học ngành xây dựng. Ngoài những lý do trên, ngành xây dựng còn có rất nhiều ưu điểm xứng đáng để bạn chọn học.
Tác giả bài viết: Huỳnh Nhất Linh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn