Bạn đang là kỹ sư xây dựng? Là kỹ sư các chuyên ngành kỹ thuật đang hành nghề xây dựng? Bạn muốn thi chứng chỉ hành nghề xây dựng nhưng còn nhiều thắc mắc chưa được giải đáp?
Đừng lo lắng! Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin cần thiết đối với việc thi chứng chỉ hành nghề xây dựng. Cùng tham khảo nhé.
Khó khăn thường gặp khi xin thi chứng chỉ hành nghề xây dựng
Không kê khai giấy tờ đúng theo mẫu quy định do Bộ Xây dựng cấp.
Xác định sai thời gian, kinh nghiệm thực hiện, cụ thể là thời gian kê khai kinh nghiệm hoạt động xây dựng trong đơn và thực tế không trùng khớp với nhau.
Khi được yêu cầu tự tìm hiểu các nghị định, thông tư và bộ câu hỏi để sát hạch thì lại đi lại lòng vòng và không tìm ra vấn đề.
Không những mất nhiều thời gian và tiền bạc mà còn bỏ lỡ nhiều cơ hội trong công việc.
Vì số lượng đăng ký dự thi chứng chỉ hành nghề xây dựng quá đông nên không biết khi nào đến lượt mình.
Việc túc trực ở các sở ban ngành để chờ kết quả khiến bạn luôn mệt mỏi.
Hồ sơ của bạn bị trả về mà không rõ lý do hoặc bị đánh trượt thứ hạng thấp hơn không giống như mong muốn.
Phân loại chứng chỉ hành nghề xây dựng
Chứng chỉ hành nghề xây dựng sẽ bao gồm những loại dưới đây:
Chứng chỉ hành nghề khảo sát
Chứng chỉ hành nghề thiết kế: nội ngoại thất, quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, kết cấu, mạng thông tin, cơ điện, cấp thoát nước, thông gió,...
Chứng chỉ hành nghề kiểm định
Chứng chỉ hành nghề giám sát: giao thông, giao thông, thủy lợi, cơ điện, dân dụng và công nghiệp, thủy điện, lắp đặt thiết bị,...
Chứng chỉ hành nghề kỹ sư định giá.
Ngoài ra, tuỳ vào trình độ học vấn và thời gian hoạt động mà chứng chỉ hành nghề xây dựng của bạn sẽ được phân theo các cấp: hạng 1, hạng 2 và hạng 3.
Hồ sơ xin thi chứng chỉ hành nghề xây dựng bao gồm những gì?
Căn cứ vào quy định hiện hành của Bộ xây dựng, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những thứ cần chuẩn bị đối với hồ sơ xin thi chứng chỉ hành nghề xây dựng.
Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng (theo mẫu đã được ban hành)
2 ảnh màu nền trắng cỡ 4x6cm.
File mềm chứa chứng chỉ chuyên môn đã được cấp bởi các cơ sở đào tạo hợp pháp và ảnh màu chụp từ bản chính của những văn bằng.
File mềm chứa ảnh màu được chụp từ bản chính của bản kê khai kinh nghiệm của thí sinh. Lưu ý, cần phải có xác nhận về địa chỉ làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp hay thành viên của một tổ chức xã hội nghề nghiệp (theo mẫu).
File mềm chứa ảnh màu được chụp từ bản chính của những hợp đồng thuộc lĩnh vực hoạt động xây dựng mà cá nhân đó đã tham gia thực hiện công việc, hoặc văn bản giao nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan cho cá nhân đó có liên quan đến nội dung kê khai.
Thông tin về đề thi chứng chỉ hành nghề xây dựng
Bài thi chứng chỉ hành nghề xây dựng sẽ được thực hiện theo hình thức là 100% trắc nghiệm. Thời gian làm bài thi tối đa là 30 phút.
Đề thi chứng chỉ sẽ gồm có 15 câu về kiến thức chuyên môn và 10 câu về kiến thức pháp luật. Những câu hỏi này đều liên quan đến lĩnh vực mà cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Chúng được lấy ngẫu nhiên từ bộ câu hỏi trắc nghiệm.
Điểm tối đa của mỗi đề thi là 100 điểm, trong đó có 60 điểm dành cho phần kiến thức chuyên môn và 40 điểm dành cho phần kiến thức pháp luật. Thí sinh phải có kết quả thi chứng chỉ hành nghề xây dựng trên 80 điểm thì mới đạt yêu cầu để được xét cấp chứng chỉ.
Đối với cá nhân muốn được miễn thi sát hạch về kiến thức chuyên môn thì điều kiện cần có là người đó phải đạt tối thiểu 32 điểm về kiến thức pháp luật.
Trên đây là những thông tin liên quan đến việc thi chứng chỉ hành nghề xây dựng mà bạn cần biết. Chúng tôi chúc bạn may mắn!
Tác giả bài viết: Huỳnh Nhất Linh
Ý kiến bạn đọc
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh – Nhà đào tạo, người truyền cảm hứng cho Kỹ sư Xây dựng. Huỳnh Nhất Linh 17 năm kinh nghiệm hoạt động xây dựng, đào tạo và tư vấn.