Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm rất nhiều hạng mục công việc khác nhau. Do đó, nếu không có phương pháp quản lý dự án đúng đắn sẽ không thể nào đảm bảo hoàn thành tốt khối lượng công việc này. Vậy quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình là gì? Vị trí này sẽ phải thực hiện nhiệm vụ như thế nào? Củng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!
Quản lý dự án được hiểu là quá trình lập kế hoạch, theo dõi và kiểm soát mọi vấn đề liên quan đến dự án. Từ đó, đưa ra những cách thức điều hành dự án đúng đắn, tối ưu nhất. Hoạt động quản lý dự án nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng đó là hoàn thành dự án theo đúng thời hạn và phạm vi ngân sách được duyệt với chi phí, chất lượng và khả năng thực hiện chuyên biệt.
Quản lý dự án nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng
Hiểu một cách đơn giản, quản lý dự án sẽ áp dụng các chức năng và hoạt động quản lý trong suốt quá trình triển khai và thực hiện dự án. Bao gồm việc huy động nguồn lực và tổ chức máy móc, công nghệ cần thiết để thực hiện mục tiêu dự án đề ra.
Mỗi dự án khác nhau sẽ có địa điểm, tính chất, yêu cầu chất lượng cũng như tiến độ thực hiện khác nhau. Hơn nữa, một số dự án còn có sự thay đổi mục tiêu, ý tưởng chủ quan đến từ Chủ đầu tư. Do đó, việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình luôn luôn có sự thay đổi linh hoạt và không có dự án nào giống dự án nào.
Về cơ bản, quản lý dự án đầu tư xây dựng sẽ bao gồm ba giai đoạn:
- Lập kế hoạch: Xây dựng và xác định mục tiêu, dự tính nguồn lực…
- Điều phối thực hiện: Phân phối nguồn lực như nguồn vốn, nhân lực, thiết bị và thời gian cho từng hạng mục
- Giám sát thực hiện dự án: Trực tiếp giám sát đảm bảo yêu cầu chất lượng công trình theo đúng mục tiêu đã xây dựng
Quản lý dự án đầu tư xây dựng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong mỗi công trình, nhất là những công trình có quy mô lớn. Việc xây dựng hệ thống quản lý dự án khoa học hướng tới mục tiêu:
- Liên kết tất cả các công việc và hoạt động dự án một cách khoa học, đầy đủ, logic
- Tạo điều kiện thuận lợi để liên hệ thường xuyên giữa quản lý dự án và khách hàng cũng như các nhà cung cấp đầu vào của dự án
- Tăng cường khả năng hợp tác giữa các thành viên, vai trò và trách nhiệm của mỗi thành viên khi tham gia dự án
- Phát hiện sớm khó khăn, vướng mắc phát sinh để có phương án điều chỉnh kịp thời
- Nâng cao chất lượng công trình dự án
Dù ở bất kỳ dự án quy mô như thế nào đi chăng nữa, quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng luôn hướng tới mục tiêu hoàn thành công việc theo dung yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng trong phạm vi ngân sách và tiến độ thời gian đã được duyệt.
Ban quản lý dự án đầu tư sẽ là bộ phận trực tiếp thực hiện công việc quản lý. Nhiệm vụ chính của ban quản lý dự án đầu tư đó là:
- Thực hiện các thủ tục liên quan đến giải phóng mặt bằng, giao nhận đất, xin giấy cấp phép xây dựng, chuẩn bị mặt bằng và các công việc khác (nếu có)
- Chuẩn bị hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng hợp dự toán để Hội đồng quản trị thẩm định và phê duyệt
- Lập hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu
- Chuẩn bị thủ tục, tài liệu để chủ đầu tư, trưởng ban quản lý dự án đàm phán và ký kết hợp đồng với nhà thầu
- Giám sát thi công xây dựng
- Nghiệm thu, thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng ký kết
- Quản lý khối lượng, chất lượng, tiến độ, chi phí, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường của công trình
- Kiểm tra chất lượng thi công, xác nhận khối lượng công việc hoàn thành, khối lượng phát sinh để làm thủ tục thanh toán
- Nghiệm thu bàn giao công trình
- Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi dự án đưa vào khai thác, sử dụng
- Lập kế hoạch xin cấp vốn
- Quản lý vốn, thu, chi, kinh phí cho hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Được đề nghị đình chỉ công việc xây dựng nếu nhận thấy chất lượng thi công không đảm bảo tiêu chuẩn
- Báo cáo kịp thời nếu nhận thấy bên nhà thầu thực hiện không đúng theo yêu cầu, cam kết trong hợp đồng
- Kiến nghị với chủ đầu tư và Hội đồng quản trị có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cũng như tiến độ thi công công trình dự án
Nhiệm vụ của ban quản lý dự án
Quản lý dự án đầu tư xây dựng bao gồm rất nhiều công việc khác nhau. Do đó, nếu không có chuyên môn và khả năng bao quát thì thực sự rất khó để hoàn thành xuất sắc công việc này.
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp xây dựng đều đang tận dụng nguồn nhân lực sẵn có tại đơn vị để đảm nhiệm thêm việc quản lý dự án đầu tư. Tuy có tiết kiệm chi phí, nhưng việc không có chuyên môn sẽ khó có thể đảm bảo mục tiêu và chất lượng dự án khi hoàn thành.
Đó là lý do mà bạn nên tìm đến Nhất Nghệ ngay hôm nay. Mô hình dịch vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng Nhất Nghệ rất phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều kiện nhân lực và tài chính còn hạn chế. Với đội ngũ kỹ sư giàu chuyên môn và kinh nghiệm, việc quản lý dự án đầu tư sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Liên hệ với Nhất Nghệ theo số hotline để được tư vấn và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất!
Xem thêm: Quy Trình Nghiệm Thu Công Trình Xây Dựng Hoàn Chỉnh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn