Các bước lập dự toán xây dựng công trình cho người mới bắt đầu-Nhất Nghệ

Thứ hai - 18/01/2021 03:47
Tại sao cần phải lập kế hoạch dự toán cho một công trình?Các bước dùng để lập một dự toán là gì?Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Trước khi triển khai quá trình thi công, dự toán xây dựng công trình sẽ được lập nên. Dự toán xây dựng công trình đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cả Nhà thầu và cả Chủ đầu tư trong việc thiết lập kế hoạch tài chính cho dự án. Vì vai trò quan trọng đó, các bước lập dự toán xây dựng công trình phải được thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ, đặc biệt là đối với người mới. Mời các bạn cùng Nhất Nghệ tham khảo các bước lập dự toán xây dựng công trình sau đây:

skyds
Xây dựng công trình

Tại sao phải lập dự toán xây dựng công trình?

Lập dự toán có thể được xem là bước đầu của việc thiết lập kế hoạch tài chính. Kế hoạch này là nền tảng cho việc quản lý và kiểm soát tất cả các chi phí trực tiếp và gián tiếp của công trình.

Hay nói một cách dễ hiểu thì, dự toán xây dựng công trình là một bảng tính toán trước chi phí của dự án để thực hiện. Muốn lập dự toán nhanh chóng, chính xác, đòi hỏi người lập dự toán phải có những kỹ năng tính toán nhất định và có sự nắm bắt về các quy định, văn bản liên quan.

quanlixaydung
Dự toán xây dựng công trình

Các bước lập dự toán xây dựng công trình

Bước 1: xem xét, phân tích cấu trúc, kết cấu và kích thước của công trình thông qua bản vẽ:

Có nhiều loại công trình và mỗi công trình sẽ có những cách lập dự toán đặc thù riêng. Ví dụ như, công trình dân dụng, công trình giao thông. công trình hạ tầng kỹ thuật….

Các yêu cầu của hồ sơ phải được đọc kỹ trước khi lập dự toán. Ngoài ra. người lập dự toán còn cần chú ý đến các yếu tố như thời gian và địa điểm yêu cầu lập dự toán xây dựng công trình.

Bước 2: Hình thành công tác chọn định mức đơn giá và các điều kiện làm việc:

Dưới đây là các văn bản liên quan đến phần xây dựng định mức mà bạn cần chuẩn bị:

Đối với phần xây dựng: Định mức 1776 /BXD-VP ngày 16/08/2007; Định mức 1091/QĐ-BXD ngày 26/12/2011; Định mức 1172/QĐ-BXD ngày 26/12/2012; Định mức 588/QĐ-BXD ngày 29/05/2014; Định mức 235/QĐ-BXD ngày 04/4/2017 và Định mức 1264/QĐ-BXD ngày 18/12/2017

Đối với phần lắp đặt: Định mức 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007; Định mức 1173/QĐ-BXD ngày 26/12/2012; Định mức 587/QĐ-BXD ngày 29/05/2014 và Định mức 236/QĐ-BXD ngày 04/4/2017.

Đối với phần khảo sát: Quyết định số 1354/QĐ-BXD ngày 28/12/2016 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức dự toán xây dựng công trình Phần Khảo sát xây dựng.

Đối với phần sửa chữa và bảo dưỡng: Quyết định số 1149/QĐ-BXD ngày 09/11/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức dự toán sửa chữa và bảo dưỡng công trình xây dựng.

Và các văn bản bổ sung, thay thế có liên quan đến lập dự toán hiện hành.

Bước 3: Xác định khối lượng của từng phần công việc dựa trên thiết kế:

Bước này sẽ bao gồm các công việc sau:

Điều chỉnh phân tích vật tư

Nhập giá vật tư

Tính cước phí vận chuyển (nếu có)

Nhập các hệ số điều chỉnh vào bảng tổng hợp

Tiến hành tính toán

Bước 4: Kiểm tra lại toàn bộ quy trình tính toán và trình bày

Dự toán xây dựng công trình phải được trình bày một cách dễ hiểu, rõ ràng, dễ quản lý và sửa chữa sau này. Sau đó, bạn chỉ việc xuất file và tiến hành chỉnh sửa, in ấn.

Trên đây là các bước lập dự toán xây dựng công trình mà các bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, đối với người mới, để lập dự toán không hẳn là một việc đơn giản. Để trở thành người lập dự toán giỏi, không còn cách nào khác là việc học tập, thực hành.

Nắm bắt được nhu cầu học hỏi và phát triển của đại bộ phận người trẻ hiện nay, Nhất Nghệ mang đến cho bạn nhiều lớp học lập dự toán xây dựng công trình ngắn hạn. Ở đây, bạn có thể tiếp thu được nhiều kiến thức và kinh nghiệm từ những người trong ngành cũng như rèn luyện các kỹ năng trong công việc.
Còn chần chừ gì mà không liên hệ ngay với chúng tôi để đăng ký học?

Tác giả bài viết: Huỳnh Nhất Linh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh
Huỳnh Nhất Linh – Nhà đào tạo, người truyền cảm hứng cho Kỹ sư Xây dựng. Huỳnh Nhất Linh 17 năm kinh nghiệm hoạt động xây dựng, đào tạo và tư vấn.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây